Động thái nổi bật kinh tế thế giới năm 2020

(BKTO) - Điểm nhấn nổi bật chi phối kinh tế thế giới năm 2020 là đại dịch Covid-19, mà chỉ trong 8 tháng qua đã khiến trên 23 triệu người nhiễm và gần 1 triệu người tử vong, trong hơn 125 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn thế giới.



Đại dịch này đã làm gián đoạn mọi hoạt động kinh tế thế giới gắn với các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội; gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và dư thừa công suất sử dụng máy móc thiết bị; làm giảm sút cả về tổng cung và tổng cầu, đầu tư và thu nhập của nhà nước và người tiêu dùng. Giá trị tài sản bằng chứng khoán của các hộ gia đình và DN sụt giảm do sự lao dốc của thị trường chứng khoán; giá dầu sụt giảm mạnh ảnh hưởng lớn tới nguồn thu và cầu của các nước xuất khẩu dầu mỏ; tổng đầu tư xã hội giảm mạnh khi rủi ro đầu tư gia tăng.

Dịch Covid-19 đã “đốt” 41% tài chính, tương đương 157 tỷ USD giá trị vốn hóa của 116 hãng hàng không niêm yết trên toàn thế giới. Đồng thời, dịch Covid-19 còn làm tăng nạn thất nghiệp và đổ vỡ các hợp đồng kinh tế; làm gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính - tiền tệ thông qua sự bùng nổ các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD và cắt giảm lãi suất tiền tệ, kéo theo nguy cơ giảm giá các đồng tiền, gia tăng sức ép nợ công và lạm phát tiền tệ trên cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, 81% lực lượng lao động toàn cầu (3,3 tỷ người) hiện đang chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ.

Làn sóng vỡ nợ tiêu dùng đang bắt đầu kích hoạt trên phạm vi toàn cầu do nợ vay tiêu dùng quá hạn thanh toán đang tăng nhanh tại một số nước khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng mạnh. Nợ công và thâm hụt ngân sách của các quốc gia cũng có thể tăng trong thời gian tới do các gói nới lỏng tài khóa và tiền tệ cứu trợ nền kinh tế.

Tất cả điều đó tạo cộng hưởng động lực biến vàng thành công cụ lựa chọn bảo toàn giá trị được tin cậy và ưa chuộng nhất hiện nay, cho cả người dân và nhà nước.

Một loạt nước và tổ chức kinh tế đã tung ra các gói hỗ trợ kinh tế lớn, nhỏ khác nhau; trong đó, một số nước như Mỹ, Nhật Bản đã tung liên tiếp 3 gói hỗ trợ tổng cộng tới 20% GDP của mình. Điểm chung của các gói hỗ trợ này là hỗ trợ người dân, các DN bị ảnh hưởng của đại dịch, phục hồi kinh tế, bảo đảm việc làm, tái đào tạo kỹ năng lao động và tài trợ vật tư, dịch vụ, sản xuất thuốc men y tế chống dịch.

Trong các báo cáo chính thức, tất cả các tổ chức quốc tế đều tỏ ra bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020 trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 24/6 cho biết, kinh tế toàn cầu có thể phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể tử cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930 và có thể tăng trưởng -4,9% trong năm 2020, không loại trừ cả các nước ASEAN vốn có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới hằng năm. Cả châu Á chỉ có Trung Quốc tăng trưởng khoảng 1% GDP và Việt Nam tăng khoảng 2% GDP… Sang năm 2021, kinh tế thế giới có thể sẽ phục hồi với mức tăng trưởng từ 0,5 - 8,4% và cũng chưa chắc chắn. IMF khuyến cáo, các chính phủ cần tiếp tục tiến hành các gói hỗ trợ DN và hộ gia đình.

Ngân hàng Thế giới (WB) trong dự báo tháng 6/2020 về triển vọng kinh tế toàn cầu cũng khẳng định: Năm 2020, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm tới -5,2% và đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II; thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 3,6% và khiến 100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực (riêng Mỹ có 45,7 triệu người đã nộp đơn xin thất nghiệp). Nếu đại dịch bị đẩy lùi thì tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng trở lại mức 4,2% vào năm 2021 và triển vọng này cũng rất không chắc chắn. Chính phủ các nước phải tăng cường chất lượng dịch vụ y tế song song với chú trọng hỗ trợ khu vực tư nhân và trợ cấp tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp.

Đặc biệt, trong báo cáo mới nhất (tháng 6/2020), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã cho rằng, triển vọng kinh tế toàn cầu tương ứng với hai kịch bản: một là dịch bệnh được kiểm soát; hai là làn sóng Covid-19 lần thứ hai trong năm 2020. Theo đó, với kịch bản thứ nhất, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thế giới sẽ giảm 6% trong năm nay và tăng 5,2% trong năm tới. Ở trường hợp thứ hai, làn sóng Covid-19 lần thứ 2 tấn công, các số liệu cho nền kinh tế toàn cầu sẽ là -7,6% trong năm 2020 và cộng thêm 2,8% vào năm 2021.

OECD dự báo kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng -7% trong năm 2020, còn khu vực Eurozone tăng trưởng -9%. Kinh tế Italia, Pháp và Anh có thể suy giảm tăng trưởng đến hơn 11%. Tổ chức này cũng cho rằng không có quốc gia nào có thể mong đợi sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ theo một trong hai kịch bản.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo, thương mại toàn cầu có thể giảm từ 13 - 32% trong năm 2020, song sẽ phục hồi ở mức từ 21 - 24% nếu các nước phối hợp với nhau sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi.

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Những góc nhìn đầu tư trong mùa dịch COVID-19
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO)- Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đang tạo ra rủi ro lớn cho giới đầu tư. Tuy nhiên, trong rủi ro cũng không thiếu những cơ hội. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định về ưu, nhược điểm của các kênh đầu tư trong tình hình hiện nay. Đây cũng có thể xem như những góc nhìn giúp nhà đầu tư có thêm kênh tham khảo để dòng tiền đầu tư sinh lợi nhất.
  • Kiểm toán Nhà nước và chuyển đổi số
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Ngày 19/4/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. Theo đó, để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển KTNN đến năm 2020 là: “Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.
  • Tăng tốc kinh tế nửa cuối năm 2020
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 24/6 cho biết, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng -4,9% trong năm 2020, không loại trừ cả các nước ASEAN vốn có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới hằng năm. Cả châu Á chỉ có Trung Quốc tăng trưởng khoảng 1% GDP và Việt Nam tăng khoảng 2% GDP…
  • Tăng cường công khai ngân sách tỉnh
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Chỉ số công khai ngân sách tỉnh năm 2019 (POBI 2019) vừa được công bố ngày 08/7. POBI là khảo sát về công khai các tài liệu ngân sách địa phương của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên cổng thông tin điện tử của UBND, HĐND, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh theo đúng hạn định.
  • Nhận diện kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2020
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Số liệu kinh tế nửa đầu năm 2020 do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy thực tế đáng lo ngại và triển vọng cả năm 2020 sẽ rất khó khăn. Nhận diện chính xác nền kinh tế, cả hiện tại và tương lai gần không dễ dàng song không thể không nhìn thẳng vào sự thật để vượt qua thách thức chưa có tiền lệ này.
Động thái nổi bật kinh tế thế giới năm 2020