Đón dòng vốn của các tập đoàn xuyên quốc gia

(BKTO) - Mặc dù tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 10.347,2 triệu USD, giảm 36,3% so với cùng kỳ năm 2018 và vốn FDI thực hiện 6 tháng đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018 song Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn từ nguồn vốn đầu tư của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).



Dịch chuyển sản xuất của nhiều TNC từ Trung Quốc sang các nước khác ở châu Á đã được dự báo và nay đang biến thành hiện thực với tốc độ ngày càng cao. Việt Nam được lựa chọn như một trong những điểm đến ưa thích nhất của nhiều TNC.

Trước hết, Việt Nam có vị trí địa lý thích hợp và nằm trên tuyến vận tải hàng hóa đi toàn thế giới không làm đảo lộn quá nhiều phương án vận chuyển nguyên vật liệu cũng như thành phẩm của các nhà cung cấp cho các TNC sau khi ra khỏi Trung Quốc.

Thứ hai, Việt Nam có điều kiện chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại rộng mở, độ mở của nền kinh tế hàng đầu khu vực và là đối tác kinh tế thương mại đáng tin cậy của hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tích cực tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có những FTA quan trọng như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA),...

Thứ ba, Việt Nam có môi trường kinh tế ổn định với lạm phát được kiểm soát tốt, giá trị đối nội và đối ngoại của VNĐ được giữ vững đi đôi với hệ thống tài chính đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.

Thứ tư, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và có chính sách đặc biệt ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư tầm cỡ toàn cầu nhằm biến Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất của thế giới. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài được hưởng điều kiện thuận lợi và ưu đãi đặc biệt trong tiếp cận đất đai mặt bằng sản xuất, thuế,vốn, lao động,...

Thứ năm, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào gần 60 triệu người, có thể đào tạo trong thời gian ngắn với tiền công, tiền lương tương đối thấp. Trường hợp Samsung chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất toàn cầu chứng tỏ các TNC sẽ ko phải hối hận khi chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Thứ sáu, các DN Việt Nam đang phát triển rất nhanh và không ít trong số đó đã và sẽ đảm đương được vai trò công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khi tới Việt Nam, TNC và các nhà cung cấp đều có thể tìm thấy những đối tác là DN Việt Nam đáng tin cậy, có tiềm lực tài chính, công nghệ và quản trị đang tiến bộ từng ngày từng giờ.

Thứ bảy, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang được hoàn thiện với tốc độ cao, cả hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội. Kết nối khu vực và toàn cầu, chất lượng quốc tế và mở cửa hội nhập là những đặc trưng nổi bật của cơ sở hạ tầng Việt Nam hiện tại và tương lai.

Thứ tám, Việt Nam mở cửa hội nhập và phát triển giúp cho hạ tầng xã hội và môi trường sống được cải thiện mạnh mẽ, đáp ứng mọi yêu cầu sinh hoạt dù cao cấp nhất của người quản lý và chuyên gia thuộc các tập đoàn hàng đầu thế giới. Việt Nam không chỉ là nơi sản xuất kinh doanh mà còn được lựa chọn để sinh sống lâu dài, để du lịch,... của nhiều người nước ngoài trong môi trường quốc tế hóa rộng mở, thân thiện và bình đẳng.

Kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội tốt để phát triển, củng cố và khẳng định vị thế một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu. Hàng loạt các chỉ số kinh tế vĩ mô sẽ được cải thiện, chẳng hạn: GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, công ăn việc làm, thu NSNN,... Bên cạnh đó, nhiều DN Việt Nam có cơ hội tốt trở thành đối tác của TNC, của các nhà cung cấp cho TNC, đồng thời thu nhập và đời sống của hàng vạn gia đình Việt Nam có điều kiện nâng cao nhờ có liên quan tới các dự án của TNC triển khai ở Việt Nam. Bộ mặt nhiều địa phương, đặc biệt là địa phương được chọn làm dự án sẽ thay đổi mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cái được lớn nhất là nâng cao uy tín Việt Nam trong nền kinh tế thế giới và hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế trong nước.

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Theo Báo Kiểm toán số 30 ra ngày 25-7-2019
Cùng chuyên mục
  • Tăng vốn điều lệ cho bốn  ngân hàng thương mại trụ cột
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nửa đầu năm 2019, vấn đề tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) trụ cột gồm: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) lại nóng lên khi cơ quan quản lý các NHTM và chính bản thân lãnh đạo các NHTM trụ cột này đều liên tục lên tiếng được giữ lại phần cổ tức hay lợi nhuận từ phần vốn nhà nước tại NHTM để tăng vốn điều lệ nhằm vượt qua giới hạn CAR đang lùi về dưới 9%, không chỉ vi phạm nguyên tắc an toàn vốn theo quy định hiện hành mà còn ảnh hưởng tới khả năng thực hiện Chuẩn mực Basel II trong những năm tới.
  • Tham nhũng của tham nhũng
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Sáng 16/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14 tại TP. Hải Phòng: Chính phủ đã yêu cầu phải xử lý nghiêm một số cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng xuống làm việc tại Vĩnh Phúc có vi phạm pháp luật. Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu cán bộ thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm toán phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống tham nhũng, có sự giám sát của nhân dân. Đặc biệt, Chính phủ sẽ áp dụng công nghệ để chống hành vi lợi dụng quyền lực nhằm nhũng nhiễu, tiêu cực.
  • Chữ tín…!
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trong những ngày qua, công luận bức xúc vì giá điện và hóa đơn tiền điện đều tăng sốc. Ngay trong nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề nghị KTNN vào cuộc để góp phần minh bạch hóa cơ cấu giá và chi phí ngành điện, làm rõ sự hợp lý của mức tăng giá điện nêu trên… Sự kiện này không chỉ cho thấy sự mất lòng tin của xã hội vào giải trình tăng giá của ngành điện, mà còn là minh chứng cho thấy vai trò và uy tín của KTNN trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta.
  • Cần sớm xây dựng Luật Chống chuyển giá
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trước hết, cần khẳng định chuyển giá là một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời và chúng ta đã phát hiện đồng thời xử lý một số trường hợp chuyển giá thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chống chuyển giá dựa trên quan hệ liên kết.
  • Sửa Luật để Kiểm toán Nhà nước  tham gia phòng, chống  tham nhũng hiệu quả
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Thực hiện Nghị quyết số 613/2018/UBTVQH14 ngày 13/12/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, KTNN đã xây dựng Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Luật) và đã được UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 32, chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới... Trước “quốc nạn” tham nhũng nặng nề và với vai trò đặc biệt của KTNN, đòi hỏi cần đặc biệt coi trọng mục tiêu và yêu cầu phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong Dự thảo Luật này.
Đón dòng vốn của các tập đoàn xuyên quốc gia