Doanh nghiệp FDI cần “tam công”

(BKTO) - Thực tế cho thấy, DN FDI mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (hơn 1/5), trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (trên dưới 1/4) và trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 70%) song lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế trong thời gian dài nên đóng góp của DN FDI vào NSNN chưa tương xứng với vị thế của khu vực này trong nền kinh tế (khoảng 15% tổng thu NSNN). Ngoài ra, không loại trừ khả năng chuyển giá của các DN FDI có thể làm giảm tỷ trọng đóng góp vào NSNN của khu vực này khi tỷ trọng DN FDI trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hằng năm khoảng 60%.



Tuy nhiên, cần khẳng định là khu vực FDI đã có những đóng góp tích cực không thể phủ nhận vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như tài chính ngân sách nước ta trong hơn 3 thập kỷ qua. Thành công đó là nhờ chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI nhất quán với những ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài về tiếp cận đất đai, lao động, thị trường đi đôi với những ưu đãi về thuế, phí và thủ tục hành chính. Sức hấp dẫn đối với FDI của Việt Nam sẽ còn lớn hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài do tác động của Covid-19, nếu chúng ta kiên định chủ trương thu hút vốn FDI và khẳng định khu vực FDI là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đồng thời nỗ lực hơn nữa đảm bảo được ba chữ “công” trong thu hút và sử dụng vốn FDI bao gồm:

- công phạt: cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn vốn FDI thực sự có hiệu lực và hiệu quả, thu hút được những nhà đầu tư chiến lược giúp Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời ngăn chặn những nhà đầu tư núp bóng, giữ chỗ, tiềm lực kinh tế - tài chính hạn chế hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và thực hiện chuyển giá.

- công bằng: quyền tiếp cận các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động, thị trường cũng như các ưu đãi về thuế phí, tiền thuê đất,... phải bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư FDI lẫn các nhà đầu tư trong nước, nhằm tuân thủ đúng và đủ các quy luật thị trường trong thu hút vốn đầu tư cũng như các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ ký kết.

- công khai: quyền và trách nhiệm của các nhà đầu tư FDI cần được công khai, minh bạch theo chuẩn mực quốc tế để tránh lạm dụng hay vận dụng tùy tiện, sai biệt cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước lẫn từ phía nhà đầu tư thông qua hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm toán của cơ quan chức năng và xã hội.

Để cả 3 chữ “công” trên thành hiện thực với mức độ ngày càng cao thì KTNN đóng vai trò quan trọng không chỉ trong kiểm soát và cung cấp bằng chứng cụ thể, chi tiết, đáng tin cậy về quá trình thực hiện, đặc biệt là triển khai các ưu đãi hỗ trợ có nguồn gốc từ tài sản công, tài chính công trong thu hút vốn FDI mà kết quả của KTNN còn giúp đánh giá hiệu quả thật sự của các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với DN FDI, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia; từ đó có cơ sở điều chỉnh chính sách vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tăng sức cạnh tranh thu hút và sử dụng vốn FDI, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích hợp pháp, hợp lý của tất cả các bên gồm Nhà nước, DN và người lao động, của thị trường và toàn xã hội.

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Thực trạng nộp thuế của doanh nghiệp
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trong tổng thu NSNN, khu vực khác lại chiếm tỷ trọng lớn nhất suốt giai đoạn 2001-2019 với mức dao động trên dưới 40%, thậm chí tới gần 50% những năm 2009 và 2017-2019. Đứng thứ hai về tỷ trọng trong tổng thu NSNN là khu vực DNNN với mức trên dưới 20%. Khu vực DN ngoài quốc doanh vươn lên chiếm vị trí số 3 sau gần 2 thập kỷ liên tục tăng tỷ trọng và đạt kỷ lục 16,3% vào năm 2019. Khu vực FDI được coi là đột phá và quan trọng của nền kinh tế song chỉ đứng vị trí cuối cùng về đóng góp cho NSNN với tỷ trọng cao nhất là 14,7% tổng thu NSNN năm 2016, ngoại trừ năm 2019 đột ngột tăng lên 17,3%.
  • Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong đổi mới và phát triển
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, khi giang sơn sạch bóng quân xâm lược, non sông gấm vóc liền một dải. Từ đó, cả nước vừa ra sức khôi phục kinh tế, tìm tòi, tháo gỡ khó khăn, khắc phục trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội; vừa tiến hành hai cuộc chiến đấu chống xâm lược ở hai đầu biên giới, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
  • Áp lực lạm phát giảm  trong quý I/2020
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Sau 3 tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tiếp tăng cao trên dưới 1%, từ tháng 02/2020, CPI đảo chiều giảm, thậm chí giảm sâu tới 0,72% vào tháng 3/2020 với 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI giảm. Giảm nhiều nhất là nhóm giao thông chủ yếu do tác động của điều chỉnh giảm giá xăng, dầu tới 9,83% giúp cho CPI chung giảm tới 0,43%. CPI nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng giảm 1,4%; CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn giảm 0,43% mặc dù giá lương thực tăng 1,09% song giá thực phẩm lại giảm 0,89%. Như vậy, CPI bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tuy vẫn tăng 5,56% song xu thế vượt ngưỡng an toàn 5% đã đảo chiều kể từ tháng 02/2020.
  • Đồng lòng, hợp tác chặt chẽ để vượt qua thách thức
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chấp nhận thiệt hại về kinh tế để phòng chống dịch; bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân…
Doanh nghiệp FDI cần “tam công”