Doanh nghiệp bất động sản thời Covid-19
Thứ Hai, 28/12/2020 16:15:00
(BKTO) - Việt Nam trở thành điểm sáng hiếm hoi không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu khi đồng thời xử lý tốt lựa chọn đối nghịch giữa duy trì tăng trưởng kinh tế và kiềm chế dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam vừa có những chuyển động do tác động trực tiếp của Covid-19 vừa tiếp tục những xu hướng đã hình thành từ trước khi xảy ra đại dịch, đồng thời được thúc đẩy nhanh hơn do đại dịch hoặc ngược lại.
Dấu ấn sâu sắc nhất của Covid-19 lên thị trường BĐS chính là kết quả hoạt động của các DN BĐS. Tương tự như đại đa số DN Việt Nam, DN BĐS, kể cả các DN có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh đều chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhất là trong quý II/2020. Bên cạnh đó, phần lớn DN môi giới BĐS buộc phải dừng hoạt động do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội đối phó với dịch bệnh. Đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng thì vấp phải tác động của đại dịch Covid-19 khiến không ít DN BĐS lâm cảnh lao đao, phải cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh, sa thải một bộ phận lao động hay ít nhất là giảm tiền lương và thu nhập của người lao động, thậm chí một số DN BĐS rơi vào thua lỗ, phải giải thể hay phá sản. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng năm 2020, đã có gần 85.600 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có không ít DN BĐS.
Tuy vậy, với bản lĩnh, quyết tâm và sức sáng tạo, sự bền bỉ và năng động của mình, một số DN BĐS không những đã giữ vững vai trò trụ cột trên thị trường BĐS mà còn tăng trưởng cả về quy mô và lợi nhuận ngay trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo do tác động của Covid-19 trên thị trường trong nước và quốc tế. Sức sống bền bỉ của nhiều DN BĐS không chỉ giúp cho thị trường BĐS vượt qua bão tố do dịch bệnh gây ra, duy trì phát triển, đóng góp vào thành tích tăng trưởng kinh tế của đất nước mà còn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tái cơ cấu thành viên tham gia thị trường BĐS. Theo đó, Covid-19 trở thành yếu tố quan trọng giúp sàng lọc thành viên trên thị trường BĐS, giữ lại những DN thật sự có uy tín, có quỹ đất lớn và hợp pháp, có tiềm lực tài chính mạnh, có chính sách bán hàng hợp lý và quản lý tốt, đảm bảo tiến độ dự án đồng thời loại bỏ dần những DN BĐS không hội đủ các điều kiện này.
Thực tế cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của 40 DN vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 9 tháng năm 2020 đạt 168.600 tỷ đồng, tuy vẫn giảm tới 14% so với cùng kỳ năm trước song đã có sự phục hồi nhất định khi tổng lợi nhuận riêng trong quý III chỉ còn giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2019. Số liệu lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng năm 2020 của các DN BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán ghi nhận khoản thua lỗ 62 tỷ đồng của CEO Group hay khoản lợi nhuận không đáng kể vỏn vẹn có 8 tỷ đồng của Đất xanh so với con số 1.698 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Danh sách DN BĐS có quy mô lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ 9 tháng năm 2019 còn có: CEN Land, Hải Phát Invest, Nam Long, Tân Tạo… Ở chiều ngược lại, trong danh sách DN niêm yết có lợi nhuận tăng cao ngoài những ngân hàng như: VPBank, Techcombank, Vietinbank, HDBank và TPBank có tăng trưởng lợi nhuận trên 20% còn có những DN BĐS, điển hình như: Novaland với quy mô lợi nhuận tăng gấp đôi từ 1.900 lên 3.800 tỷ đồng, hay mặc dù chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước song VinHomes vẫn dẫn đầu về quy mô lợi nhuận với 23.100 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes ghi nhận trong 9 tháng năm 2020 đạt 49.378 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng sau 9 tháng năm 2020, bất chấp khó khăn do dịch bệnh gây ra, hàng loạt DN BĐS vẫn đạt quy mô lợi nhuận tăng vọt so với cùng kỳ năm trước, điển hình như: DIC Group (15%), FLC Homes (448%), Hà Đô (22%), Khang Điền (49%), PC1 (30%), Phát Đạt (77%), Saigon VRG (63%), Sonadezi (26%), Văn Phú Invest (170%), Vinaconex (167%)…
Còn nhiều nữa những tấm gương DN BĐS vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, không những tồn tại mà còn phát triển ngoạn mục và trở thành minh chứng hùng hồn khẳng định vai trò của thị trường BĐS trong nền kinh tế Việt Nam dù trong điều kiện bình thường hay trong nghịch cảnh như Covid-19.
TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia kinh tế
Tuy vậy, với bản lĩnh, quyết tâm và sức sáng tạo, sự bền bỉ và năng động của mình, một số DN BĐS không những đã giữ vững vai trò trụ cột trên thị trường BĐS mà còn tăng trưởng cả về quy mô và lợi nhuận ngay trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo do tác động của Covid-19 trên thị trường trong nước và quốc tế. Sức sống bền bỉ của nhiều DN BĐS không chỉ giúp cho thị trường BĐS vượt qua bão tố do dịch bệnh gây ra, duy trì phát triển, đóng góp vào thành tích tăng trưởng kinh tế của đất nước mà còn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tái cơ cấu thành viên tham gia thị trường BĐS. Theo đó, Covid-19 trở thành yếu tố quan trọng giúp sàng lọc thành viên trên thị trường BĐS, giữ lại những DN thật sự có uy tín, có quỹ đất lớn và hợp pháp, có tiềm lực tài chính mạnh, có chính sách bán hàng hợp lý và quản lý tốt, đảm bảo tiến độ dự án đồng thời loại bỏ dần những DN BĐS không hội đủ các điều kiện này.
Thực tế cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của 40 DN vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 9 tháng năm 2020 đạt 168.600 tỷ đồng, tuy vẫn giảm tới 14% so với cùng kỳ năm trước song đã có sự phục hồi nhất định khi tổng lợi nhuận riêng trong quý III chỉ còn giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2019. Số liệu lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng năm 2020 của các DN BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán ghi nhận khoản thua lỗ 62 tỷ đồng của CEO Group hay khoản lợi nhuận không đáng kể vỏn vẹn có 8 tỷ đồng của Đất xanh so với con số 1.698 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Danh sách DN BĐS có quy mô lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ 9 tháng năm 2019 còn có: CEN Land, Hải Phát Invest, Nam Long, Tân Tạo… Ở chiều ngược lại, trong danh sách DN niêm yết có lợi nhuận tăng cao ngoài những ngân hàng như: VPBank, Techcombank, Vietinbank, HDBank và TPBank có tăng trưởng lợi nhuận trên 20% còn có những DN BĐS, điển hình như: Novaland với quy mô lợi nhuận tăng gấp đôi từ 1.900 lên 3.800 tỷ đồng, hay mặc dù chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước song VinHomes vẫn dẫn đầu về quy mô lợi nhuận với 23.100 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes ghi nhận trong 9 tháng năm 2020 đạt 49.378 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng sau 9 tháng năm 2020, bất chấp khó khăn do dịch bệnh gây ra, hàng loạt DN BĐS vẫn đạt quy mô lợi nhuận tăng vọt so với cùng kỳ năm trước, điển hình như: DIC Group (15%), FLC Homes (448%), Hà Đô (22%), Khang Điền (49%), PC1 (30%), Phát Đạt (77%), Saigon VRG (63%), Sonadezi (26%), Văn Phú Invest (170%), Vinaconex (167%)…
Còn nhiều nữa những tấm gương DN BĐS vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, không những tồn tại mà còn phát triển ngoạn mục và trở thành minh chứng hùng hồn khẳng định vai trò của thị trường BĐS trong nền kinh tế Việt Nam dù trong điều kiện bình thường hay trong nghịch cảnh như Covid-19.
TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia kinh tế
- TAG
- VŨ ĐÌNH ÁNH
Tin cùng chuyên mục
-
Khi lan đột biến bị thổi giá và sốt ảo
-
Không ta tự làm khó ta, khổ dân
-
Lạm phát 2020: Thế nào và tại sao?
-
Nỗ lực cho phục hồi kinh tế năm 2020
-
Linh hoạt chính sách tài chính “hậu Covid-19”
-
Kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước
-
Thông điệp từ tín hiệu thị trường bất động sản ấm dần
-
Tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô
-
Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử
-
Nguyên nhân không đạt mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Đọc nhiều nhất
-
Từng bước thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ tại PVFCCo
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia
-
Giảm sai sót trong báo cáo tài chính, hỗ trợ thanh tra thuế
-
Khẩn trương rà soát các quy định về mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế
-
Tiêu thụ điện toàn quốc lập kỷ lục mới do nắng nóng
-
Việt Nam đề xuất 4 nhóm giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội
-
Thúc đẩy tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan
-
VCCI kiến nghị nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng
-
Ngày 24/6, có 653 ca nhiễm Covid-19 mới, An Giang bổ sung 986 ca
-
Nhiều bất cập trong dự toán thu, chi NSNN năm 2020