Áp lực lạm phát giảm trong quý I/2020
Thứ Hai, 13/04/2020 09:35:00
(BKTO) - Sau 3 tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tiếp tăng cao trên dưới 1%, từ tháng 02/2020, CPI đảo chiều giảm, thậm chí giảm sâu tới 0,72% vào tháng 3/2020 với 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI giảm. Giảm nhiều nhất là nhóm giao thông chủ yếu do tác động của điều chỉnh giảm giá xăng, dầu tới 9,83% giúp cho CPI chung giảm tới 0,43%. CPI nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng giảm 1,4%; CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn giảm 0,43% mặc dù giá lương thực tăng 1,09% song giá thực phẩm lại giảm 0,89%. Như vậy, CPI bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tuy vẫn tăng 5,56% song xu thế vượt ngưỡng an toàn 5% đã đảo chiều kể từ tháng 02/2020.
Rõ ràng, dịch bệnh là yếu tố lớn nhất khiến cho GDP quý I/2020 chỉ tăng có 3,82% - mức tăng thấp nhất của quý I kể từ năm 2011 đến nay - song cũng là yếu tố chủ chốt khiến cho áp lực lạm phát giảm mạnh. Mặc dù tổng cung bắt đầu suy giảm và có thể còn tiếp tục giảm sâu hơn nếu dịch bệnh kéo dài khiến cho hàng chục vạn DN buộc phải dừng hoạt động và hàng loạt hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ song trong quý I/2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng 0,08% còn khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15% (riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%). Khu vực dịch vụ chỉ tăng vỏn vẹn 3,27% là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản tháng 3/2020 cũng quay đầu giảm 0,06% so với tháng 02/2020 và tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2019, còn lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm 2019 do các chỉ số tiền tệ cơ bản đều thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tính đến ngày 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm trước tăng 2,54%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%); tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm trước tăng 1,9%). Theo đó, áp lực lạm phát do tiền tệ giảm mạnh.
Đáng chú ý trong quý I/2020 là giảm lạm phát giá cả cũng có triển vọng tích cực khi so với quý IV/2019, ngoại trừ chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,45% thì chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp lại giảm 0,03% và chỉ số giá sản xuất dịch vụ cũng giảm 0,25%, còn chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá giảm 0,28% và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá cũng giảm 0,16%.
Áp lực lạm phát còn giảm tương đối mạnh do tổng cầu suy giảm dưới tác động của dịch bệnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2020 giảm tới 4% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, chỉ có doanh thu bán lẻ hàng hóa tuy giảm 1,5% so với tháng 02/2020 nhưng vẫn tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước, còn lại đều giảm như doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống. Tuy tính chung quý I/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng 4,7% so với quý I/2019 (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,6%) song thấp xa so với mức tăng tương ứng năm 2019 tới 9,3%. Các yếu tố khác của tổng cầu cũng tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước, chẳng hạn như vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 theo giá hiện hành chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, vốn khu vực nhà nước tăng 5,8% và khu vực ngoài nhà nước tăng 4,2% nhưng khu vực FDI lại giảm 5,4%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cũng giảm 0,7%, trong đó, xuất khẩu tăng 0,5% còn nhập khẩu lại giảm 1,9%. Ngoài ra, cân đối NSNN tích cực trong quý I/2020 cũng hỗ trợ cho việc giảm áp lực lạm phát khi tổng thu NSNN tính đến ngày 15/3/2020 đạt 311.300 tỷ đồng, bằng 20,6% dự toán năm còn tổng chi NSNN là 278.100 tỷ đồng, bằng 15,9% dự toán năm.
Tóm lại, áp lực lạm phát giảm trong quý I/2020 do yếu tố bất thường là dịch bệnh mới chỉ tác động rõ rệt kể từ đầu tháng 3/2020 lên tổng cung, tổng cầu và tình hình tài chính - tiền tệ. Diễn biến lạm phát quý II/2020 và cả năm 2020 phụ thuộc vào thời điểm chấm dứt dịch bệnh cũng như tác động của các biện pháp phòng chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch bệnh. Các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ như: tín dụng lãi suất thấp, giãn hoãn các khoản vay nợ, giảm thu NSNN đi đôi với tăng chi NSNN... có thể tiềm ẩn yếu tố gây ra lạm phát cao khi tổng cầu hồi phục.
TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Đáng chú ý trong quý I/2020 là giảm lạm phát giá cả cũng có triển vọng tích cực khi so với quý IV/2019, ngoại trừ chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,45% thì chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp lại giảm 0,03% và chỉ số giá sản xuất dịch vụ cũng giảm 0,25%, còn chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá giảm 0,28% và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá cũng giảm 0,16%.
Áp lực lạm phát còn giảm tương đối mạnh do tổng cầu suy giảm dưới tác động của dịch bệnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2020 giảm tới 4% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, chỉ có doanh thu bán lẻ hàng hóa tuy giảm 1,5% so với tháng 02/2020 nhưng vẫn tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước, còn lại đều giảm như doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống. Tuy tính chung quý I/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng 4,7% so với quý I/2019 (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,6%) song thấp xa so với mức tăng tương ứng năm 2019 tới 9,3%. Các yếu tố khác của tổng cầu cũng tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước, chẳng hạn như vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 theo giá hiện hành chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, vốn khu vực nhà nước tăng 5,8% và khu vực ngoài nhà nước tăng 4,2% nhưng khu vực FDI lại giảm 5,4%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cũng giảm 0,7%, trong đó, xuất khẩu tăng 0,5% còn nhập khẩu lại giảm 1,9%. Ngoài ra, cân đối NSNN tích cực trong quý I/2020 cũng hỗ trợ cho việc giảm áp lực lạm phát khi tổng thu NSNN tính đến ngày 15/3/2020 đạt 311.300 tỷ đồng, bằng 20,6% dự toán năm còn tổng chi NSNN là 278.100 tỷ đồng, bằng 15,9% dự toán năm.
Tóm lại, áp lực lạm phát giảm trong quý I/2020 do yếu tố bất thường là dịch bệnh mới chỉ tác động rõ rệt kể từ đầu tháng 3/2020 lên tổng cung, tổng cầu và tình hình tài chính - tiền tệ. Diễn biến lạm phát quý II/2020 và cả năm 2020 phụ thuộc vào thời điểm chấm dứt dịch bệnh cũng như tác động của các biện pháp phòng chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch bệnh. Các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ như: tín dụng lãi suất thấp, giãn hoãn các khoản vay nợ, giảm thu NSNN đi đôi với tăng chi NSNN... có thể tiềm ẩn yếu tố gây ra lạm phát cao khi tổng cầu hồi phục.
TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Tin cùng chuyên mục
-
Khi lan đột biến bị thổi giá và sốt ảo
-
Không ta tự làm khó ta, khổ dân
-
Lạm phát 2020: Thế nào và tại sao?
-
Nỗ lực cho phục hồi kinh tế năm 2020
-
Doanh nghiệp bất động sản thời Covid-19
-
Linh hoạt chính sách tài chính “hậu Covid-19”
-
Kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước
-
Thông điệp từ tín hiệu thị trường bất động sản ấm dần
-
Tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô
-
Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử
Đọc nhiều nhất
-
Nam A Bank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, đạt hơn 6.500 tỷ đồng
-
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 05 tỉnh, thành phố
-
Nỗ lực phát triển ngành công nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí vững mạnh
-
TP. Cần Thơ cần tiếp tục quan tâm chăm lo cho người có công với cách mạng
-
Phấn đấu kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đạt 150 tỷ USD vào năm 2025
-
Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh ở tất cả các Điểm thi
-
Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
-
Việt Nam đề nghị Intel hỗ trợ phát triển hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp
-
Ngày 28/5, ghi nhận 1.114 ca nhiễm Covid-19 mới, tại 44 tỉnh, thành phố
-
Giải chạy BIDVRUN đóng góp hơn 8 tỷ đồng xây nhà tránh lũ