Triển vọng từ kết quả đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao quốc tế

(BKTO) - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội) vừa phối hợp với Học viện Chisholm (Australia) tiến hành tổng kết năm học thứ nhất đào tạo thí điểm 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo 12 bộ chương trình đã chuyển giao từ Australia. Đây cũng là một trong những chương trình đào tạo nghề chuyển giao từ nước ngoài từng được KTNN thực hiện kiểm toán và đánh giá cao.



Chương trình đào tạo thí điểm được thực hiện trên cơ sở Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Kế hoạch và Quy định để tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng cho 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế.

Theo TS. Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), để tham gia đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao, các trường cao đẳng phải được Học viện Chisholm đánh giá, kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn của Australia về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên và các điều kiện về vệ sinh, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
                
   

TS. Vũ Xuân Hùng đánh giá cao kết quả đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao trong năm qua - Ảnh: Hà Ngọc

   
Giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy chương trình chuyển giao ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam còn phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tại Australia, bên cạnh đó các giáo viên phải hoàn thiện hồ sơ chứng minh năng lực hoạt động thực tế, kinh nghiệm làm việc trong nghề.

Sinh viên tham gia khóa học phải có chứng chỉ tiếng Anh B1 theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu để có thể tham gia học tập, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn và thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá năng lực bằng tiếng Anh.

Tham gia chương trình đào tạo thí điểm, các trường cao đẳng được chuyển giao 1 phương pháp đào tạo, một công nghệ đào tạo mới tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế trong đào tạo nghề, được các chuyên gia Australia đồng hành hỗ trợ về phương pháp tổ chức lớp học, phương pháp kiểm tra, đánh giá và lưu trữ các hồ sơ minh chứng về từng năng lực mà sinh viên đạt được.

Đánh giá về kết quả sau một năm triển khai chương trình, TS. Vũ Xuân Hùng nhận định, chính sự nỗ lực cố gắng của các trường, tập thể giáo viên, giảng viên, chuyên gia và các em sinh viên theo học chương trình đã góp phần thúc đẩy chương trình học diễn ra đạt kết quả cao, đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các quy định và tiêu chuẩn của Chính phủ Australia.

Theo báo cáo đánh giá kết quả học tập năm học thứ nhất, 98% số sinh viên tham gia đánh giá theo từng tiêu chuẩn năng lực đạt kết quả tốt, một số em do phần nào hạn chế về năng lực tiếng Anh trong trình bày bài đánh giá năng lực chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được ôn luyện bổ sung để tham gia đánh giá lại. Kết quả học tập của sinh viên sẽ được cập nhật lên Website của Học viện Chisholm và hệ thống quản lý đào tạo nghề Chính phủ Australia.

Theo kế hoạch, đến tháng 12/2019 chương trình đào tạo thí điểm sẽ kết thúc, khi đó một lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề và trình độ tiếng Anh tốt sẽ tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước, chương trình sẽ được tổng kết, đánh giá về hiệu quả và tổ chức nhân rộng trên phạm vi cả nước.
         
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, có 25 trường cao đẳng được lựa chọn tham gia đào tạo thí điểm 41 lớp với khoảng 800 sinh viên để khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên được cấp 2 bằng, một bằng cao đẳng của Việt Nam và 1 bằng Diploma của Học viện Chisholm, Australia.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Gần 3.000 học sinh đến với Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp, việc làm
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp, việc làm.
  • Một năm thành công trong xây dựng nông thôn mới
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Năm 2018 là một năm thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khi các chỉ tiêu về xã nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới đều vượt chỉ tiêu đề ra, tạo ra nền tảng để năm 2019 cả nước sẽ hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình trong cả giai đoạn 2016- 2020.
  • Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 đạt nhiều thành tựu quan trọng
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại buổi gặp mặt các tổ chức quốc tế đang hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, diễn ra mới đây, PGS.TS. Phan Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã nhấn mạnh 10 thành tựu quan trọng đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2018.
  • Cải tạo chung cư cũ - bài toán nan giải
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cải tạo chung cư cũ được xem là một trong những vấn đề nóng và phức tạp nhất tại các đô thị lớn hiện nay. Trong nhiều năm qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ được ban hành; tuy nhiên, việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ vẫn luôn là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng.
  • Ngân sách cho giáo dục đại học cần được phân bổ theo đơn đặt hàng của Nhà nước
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cơ chế phân bổ NSNN cho giáo dục đại học (GDĐH) đang rất phức tạp, manh mún, mang tính bình quân, chưa gắn với chất lượng và kết quả đầu ra. Việc thay đổi từ phương thức phân bổ NSNN theo dự toán sang phương thức Nhà nước đặt hàng đào tạo, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học là những biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi NSNN cho GDĐH hiện nay.
Triển vọng từ kết quả đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao quốc tế