Tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương

(BKTO) - Theo Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, toàn quốc chỉ có 2/63 tỉnh, thành phố không thiếu giáo viên là Đà Nẵng, Đồng Nai; còn 21 tỉnh thiếu nhiều giáo viên (thiếu từ 1.000 giáo viên trở lên), đặc biệt là thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. Hà Nội là địa phương thiếu nhiều giáo viên nhất với 12.681 giáo viên.



Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT tính đến ngày 15/8, toàn quốc có trên 1,16 triệu giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó, giáo viên trường công lập là gần 1,1 triệu người, giáo viên trường ngoài công lập là trên 71.000 người. Chia theo bậc học, bậc mầm non có 309.770 giáo viên. Bậc tiểu học có 395.848 giáo viên. Bậc trung học cơ sở có 305.815 giáo viên. Bậc trung học phổ thông có 149.710.

So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là 75.989 người. Số lượng thiếu tập trung chủ yếu ở bậc mầm non, thiếu 43.732 người; tiểu học thiếu 18.953 người; trung học cơ sở thiếu 10.143 người; trung học phổ thông thiếu 3.161 người. Riêng cấp trung học cơ sở có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được.
                
   

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đang gây bức xúc trong dư luận thời gian qua -Ảnh: Hà Minh

   
Nguyên nhân của tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên được Bộ Giáo dục- Đào tạo lý giải là do công tác quy hoạch, dự báo của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả, dẫn đến tuyển dụng không đúng số lượng, cơ cấu đội ngũ, dẫn đến việc thừa thiếu cục bộ; bất cập trong việc phân cấp tuyển dụng giáo viên tại các địa phương cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng thừa, thiếu giáo viên chưa được kiểm soát...

Nhằm giải quyết tình trạng bất cập này, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm, định mức giáo viên, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp... theo quy định của Luật Viên chức. Bộ cũng đã có các văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố rà soát tình hình bố trí, sử dụng giáo viên mầm non, phổ thông và thực hiện tinh giản biên chế.

Kế hoạch sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ xác định số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học và thực hiện tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
         
Trước tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì khẩn trương rà soát và đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các địa phương có tăng dân số cơ học trên tinh thần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về tinh giản biên chế.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất (The 1st Vietnamese Young Intellectual Forum VYI Forum 2018) tại TP.Đà Nẵng từ ngày 27-29/11/2018.
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam cải cách tạo sự minh bạch, rõ ràng trong quản lý điều hành
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, khảo sát thực tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và kết quả tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, sáng 18/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, ngành BHXH đã làm rất tốt công tác cải cách hành chính cũng như xây dựng được nền tảng CNTT vững chắc.
  • Tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella (MR) cho trẻ 1-5 tuổi năm 2018- 2019, góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh Sởi, Rubella trong cộng đồng. Chiến dịch được triển khai tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố, với hơn 4,2 triệu trẻ từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin MR.
  • PVN ủng hộ 250 tỷ đồng cho đồng bào nghèo trong năm 2018
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động và triển khai tháng cao điểm “Vì người nghèo”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã đăng ký với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác an sinh xã hội đối với địa phương, tổ chức, cá nhân trong cả nước năm 2018 với kinh phí 250 tỷ đồng.
  • Gần 46% dân số thế giới đang sống với thu nhập dưới 5,5 USD/ngày
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tiến bộ kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc dù số người nghèo cùng cực giảm đi nhưng gần một nửa dân số thế giới, tức là 3,4 tỷ người, vẫn đang chật vật để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương