Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp trong nhà trường
Thứ Ba, 19/10/2021 21:53:38
(BKTO) - Sáng 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tọa đàm “Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” nhằm trao đổi, đề xuất các giải pháp để xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp, tăng cường các nguồn lực hỗ trợ giúp mở rộng, nâng cao năng lực khởi nghiệp trong nhà trường.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết: Hiện nay, vấn đề thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang được coi là một trong những nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần giúp Việt Nam sớm trở thành một quốc gia khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Để trở thành một quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn, ở đó các DN khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để hế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất. Đó cũng là cách để học sinh, sinh viên có thể tạo lập sự nghiệp của mình.
Ngoài ra trường đại học chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các sinh viên sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân và kiến thức, kỹ năng, sẽ là nguồn tài nguyên lớn giúp các DN, trong đó có các DN khởi nghiệp tăng trưởng một cách bền vững.
Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ tham mưu tại các nhà trường, về cơ bản đã có một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp rất thành công tại các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà trường vẫn chưa định hình được các hướng đi sao cho hiệu quả.
Tại Tọa đàm, sau khi nghe các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ thêm những nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp các nhà trường đã và đang triển khai trong thời gian qua; những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại hạn chế về mặt chính sách cần tháo gỡ.
Các trao đổi, thảo luận tại Tọa đàm sẽ góp phần từng bước định hình những nội dung cốt lõi, yếu tố cơ bản ban đầu để có được những mô hình khởi nghiệp hiệu quả, khắc phục những tồn tại, hạn chế để mô hình khởi nghiệp của các trường ngày càng hoàn thiện hơn.
Để trở thành một quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn, ở đó các DN khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững.
![]() |
Trường đại học phải là nơi ươm mầm, cung cấp những kiến thức cần thiết cho học sinh, sinh viên tiến tới khởi nghiệp. Ảnh: N.LỘC |
Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để hế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất. Đó cũng là cách để học sinh, sinh viên có thể tạo lập sự nghiệp của mình.
Ngoài ra trường đại học chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các sinh viên sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân và kiến thức, kỹ năng, sẽ là nguồn tài nguyên lớn giúp các DN, trong đó có các DN khởi nghiệp tăng trưởng một cách bền vững.
Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ tham mưu tại các nhà trường, về cơ bản đã có một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp rất thành công tại các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà trường vẫn chưa định hình được các hướng đi sao cho hiệu quả.
Tại Tọa đàm, sau khi nghe các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ thêm những nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp các nhà trường đã và đang triển khai trong thời gian qua; những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại hạn chế về mặt chính sách cần tháo gỡ.
Các trao đổi, thảo luận tại Tọa đàm sẽ góp phần từng bước định hình những nội dung cốt lõi, yếu tố cơ bản ban đầu để có được những mô hình khởi nghiệp hiệu quả, khắc phục những tồn tại, hạn chế để mô hình khởi nghiệp của các trường ngày càng hoàn thiện hơn.
N.LỘC
Tin cùng chuyên mục
-
Nhiều học bổng tiếng Anh được trao tại Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc”
-
Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 200 cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng
-
Nỗ lực phục hồi kinh tế, GDP quý II năm 2022 tăng 7,72%
-
Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh
-
76,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm
-
Hơn 80% doanh nghiệp dự báo sản xuất, kinh doanh quý III/2022 tốt lên
-
Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng trong nước tiếp đà hồi phục
-
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng
-
Phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý II/2023
-
Nhiều "rào cản" hạn chế doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Halal
Đọc nhiều nhất
-
Làn sóng COVID-19 mới đe dọa nhiều quốc gia
-
Thanh tra tài chính kiến nghị xử lý tài chính trên 21.192 tỷ đồng
-
Cà Mau: Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin
-
Ngày 06/7, ghi nhận 913 ca nhiễm Covid-19 mới, không có ca tử vong
-
Việt Nam - Hàn Quốc nhất trí nâng kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030
-
Thu ngân sách đạt khá, cân đối ngân sách đảm bảo
-
Hội thảo Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ
-
Khẳng định vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ
-
Triển khai học tập chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên, thanh niên
-
Khai mạc Hội thảo “Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”