Mạnh dạn trao quyền tự chủ tài chính cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

(BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) là một trong những Bộ, ngành có số lượng đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) lớn nhất cả nước, trong đó, chỉ tính riêng hệ thống trường nghề đã chiếm tới trên 80% đơn vị của ngành (khoảng 2.000 trường). Với thực trạng hoạt động còn nhiều khó khăn, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường nghề được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức.



Cần có nguồn vốn ưu đãigiúp trường nghề tự chủ

Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2018, số lượng người làm việc tại các đơn vị SNCL thuộc Bộ do NSNN đảm bảo và đảm bảo một phần kinh phí là hơn 3.300 người, tại các đơn vị tự chủ toàn bộ kinh phí thường xuyên là hơn 550 người. Trong đó, số lượng đang làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chiếm phần lớn. Gánh nặng này đang đặt ra yêu cầu cần quyết liệt thực hiện tự chủ tại các đơn vị SNCL trong lĩnh vực GDNN. Tuy nhiên, việc thực hiện tự chủ tài chính (vấn đề trọng tâm trong thực hiện tự chủ) tại các cơ sở GDNN không dễ dàng.

Trong Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GDNN công lập của Chính phủ đang được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến, nhiều nội dung liên quan đến vấn đề tự chủ tài chính được đặt ra, trong đó chú trọng đến việc đổi mới cấp phát từ NSNN cho cơ sở GDNN, chính sách hỗ trợ cho các đối tượng ưu tiên...

Góp ý vào Dự thảo này, TS. Nguyễn Lê Minh - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban Chương trình Quốc gia về việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) - cho rằng, cần phải có một kênh tín dụng đặc thù với những ưu đãi về tiêu chí tiếp cận, lãi suất, thời hạn vay cho các cơ sở GDNN giúp cho sự tự chủ về tài chính của các cơ sở GDNN thực chất hơn.

Dự thảo Nghị định đã dành riêng một chương quy định về tự chủ tài chính. Những quy định này được thiết kế theo hướng mở cho cả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động tuyển sinh, đào tạo thường xuyên. Trong đó, khuyến khích các cơ sở GDNN được vận dụng cơ chế tài chính như DN bao gồm: được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được vay vốn, huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị theo quy định của pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội - cho rằng, nếu có được một nguồn vốn ưu đãi thì đây chính là một động lực và là đòn bẩy giúp cho các cơ sở GDNN mạnh dạn thực hiện cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định cũng cần đưa ra các tiêu chí hết sức cụ thể trong các điều kiện, lãi suất, thời hạn vay… để nguồn vốn ưu đãi này phát huy được hiệu quả. Đặc biệt, “các trường cần hoạt động theo cơ chế như một DN, được bình đẳng huy động các nguồn lực và nhất là được tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng” - bà Hằng cho biết.

Mạnh dạn giao quyền tự chủ

Cùng với việc tìm kiếm nguồn vốn để hỗ trợ các cơ sở GDNN phát triển, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH cần mạnh dạn giao quyền tự chủ tài chính cho các trường theo quy định của pháp luật về tự chủ tài chính.

Bà Phạm Ngọc Anh - cán bộ Chương trình Hợp tác Việt - Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” - cho rằng: Nếu muốn phát triển GDNN thì các trường phải được tự chủ một cách thực chất. Quá trình này sẽ không tránh khỏi có một số cơ sở không đủ năng lực đổi mới, thích nghi sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.

Trên thực tế, trước khi triển khai Đề án Thí điểm thực hiện tự chủ giáo dục đại học của ngành giáo dục, tình trạng ngại giao quyền tự chủ cho các đơn vị SNCL tại các Bộ, ngành là rất phổ biến. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các Bộ, ngành chưa thực sự tin tưởng vào khả năng tự chủ của đơn vị; bản thân các đơn vị chưa sẵn sàng rời “bầu sữa” ngân sách...

Kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, các đơn vị thực hiện tự chủ theo đúng quy định của pháp luật cũng là những vấn đề từng được KTNN đề cập trong Báo cáo kiểm toán việc sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2016 của Bộ LĐ-TB&XH.

Đánh giá về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ đối với đơn vị SNCL tại Bộ LĐ-TB&XH, Báo cáo nêu: Từ năm 2016, Bộ đã thực hiện giao tự chủ tài chính cho 46 đơn vị. Quá trình thực hiện tự chủ còn một số hạn chế như: giao thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhưng chưa rà soát, phân loại hoặc đánh giá chưa phù hợp. Đối với một số đơn vị được kiểm toán, Quy chế chi tiêu nội bộ còn nội dung không hợp lý, chưa bao quát đầy đủ nguồn thu và nhiệm vụ chi...

Trao đổi với Báo Kiểm toán, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, nhiều kiến nghị của KTNN cũng đã được Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp thu thực hiện. Điển hình như kiến nghị cần ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan. Đến nay, Bộ đã ban hành định mức đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực việc làm, hay định mức đào tạo áp dụng trong lĩnh vực GDNN làm căn cứ xác định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực GDNN... Ngoài ra, Bộ cũng đang triển khai nhiều công việc cụ thể tiến tới đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL, điển hình là Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GDNN công lập đang được lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ ban hành.

NGUYỄN LỘC
Theo Báo Kiểm toán số 51 ra ngày 20-12-2018
Cùng chuyên mục
  • Hướng đến mục tiêu già hóa khỏe mạnh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhờ những thành quả tích cực của phát triển kinh tế, chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội, tuổi thọ người dân và tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh số NCT đang là thách thức đối với hệ thống y tế trong việc phải bảo đảm quyền, khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và an toàn cho NCT.
  • Công tác dân số đạt nhiều thành tựu nổi bật
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việt Nam hiện đang là một trong 5 nước đang phát triển có mức tử vong bà mẹ, trẻ em giảm nhanh nhất trên thế giới; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh; tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên… Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dân số thì các chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trước mắt, đặc biệt là các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).
  • Hơn 97% phụ nữ có thai được quản lý thai nghén
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 do Vụ Sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức mới đây.
  • Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công tác phòng, chống bệnh Lao
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bệnh Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, được sự quan tâm và ủng hộ cho các nỗ lực trong việc quản lý bệnh Lao một cách có chiến lược, Việt Nam đã tăng cường hệ thống chẩn đoán và chăm sóc bệnh Lao, với tỷ lệ bao phủ điều trị Lao đạt 82% trong năm 2017 tiến gần đến mục tiêu đạt 90% vào năm 2022.
  • Năm 2025, Khu du lịch Đankia- Suối Vàng hướng đến mục tiêu doanh thu trên 1200 tỷ đồng
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là một trong những nội dung trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia- Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Mạnh dạn trao quyền tự chủ tài chính cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp