Đổi mới giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới

(BKTO) - Trường đại học vẫn được ví là “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới, các đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý giáo dục cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh tự chủ, cần quan tâm và có chính sách thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong trường đại học.




Cần quan tâm và có chính sách thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong trường đại học. Ảnh: P.Tuân
Phát huy vai trò tiên phong về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, một trong những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu được Chính phủ đề ra, đó là chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao, coi khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây chính là giải pháp đột phá và tạo động lực then chốt để phát triển nền kinh tế tri thức nhanh và bền vững. Để triển khai nhiệm vụ này, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngay trong các trường đại học nhằm phát huy vai trò dẫn dắt tiên phong của các trường đại học, viện nghiên cứu.

Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan phân tích, hiện nay, nước ta có 237 trường đại học với 16.500 tiến sĩ, 574 giáo sư, 4.113 phó giáo sư, hằng năm đào tạo khoảng 1.500 tiến sĩ, hơn 36.000 thạc sĩ và 1,5 triệu sinh viên đại học chính quy. Các trường đại học có quan hệ hợp tác quốc tế với hầu hết các tổ chức khoa học, công nghệ hàng đầu trên thế giới. Hằng năm có hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai từ các trường đại học, tạo ra nhiều công nghệ kỹ thuật mới, rất cần cho thực tế sản xuất và đời sống. Đây thực sự là một nguồn lực quý giá có tiềm năng to lớn cần được phát huy, khai thác để đóng góp tích cực cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước.

Để khai thác và phát huy tiềm năng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của trường đại học, viện nghiên cứu, Đại biểu Lan cho rằng, cần rà soát, hoàn thiện các văn bản dưới luật của Luật Giáo dục đại học, sửa đổi Luật Khoa học công nghệ và một số luật liên quan khác; đưa ra hướng dẫn hình thành, vận hành DN khởi nguồn công nghệ trong trường đại học, nhất là các chính sách thúc đẩy thị trường khoa học, công nghệ, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, phát triển các quỹ đổi mới sáng tạo, quỹ hỗ trợ rủi ro. Bên cạnh đó, điều chỉnh, bổ sung chiến lược khoa học, công nghệ quốc gia; quy hoạch, dự báo nhu cầu đổi mới công nghệ gắn với quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng tình với đề xuất trên, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) cho rằng, cần phải ưu tiên vào nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Chỉ có đổi mới sáng tạo mới có khả năng đặt chân vào các khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị để tăng năng suất lao động và tạo ra mức tăng trưởng đột phá. Đặc biệt, một số đại biểu đề nghị, Chính phủ cần đánh giá rõ vai trò, vị trí của các trường đại học xuất sắc nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như đem lại những sản phẩm khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển.

“Khơi thông” cơ chế tự chủđại học

Cùng với phát triển nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc hoàn thiện cơ chế tự chủ cho các trường đại học là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đặt ra tại các kỳ họp Quốc hội.

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) và một số đại biểu đề nghị, cần tiếp tục triển khai tinh thần tự chủ đối với giáo dục đại học. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động rà soát và đề nghị Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ để chủ trương tự chủ được triển khai hiệu quả trong thực tiễn cả về sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả để đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao.

Làm rõ thêm vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học thời gian qua đã đạt một số kết quả tốt và xu hướng là sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương này. Tuy nhiên, đây là một quá trình chuyển đổi, có những vấn đề chưa được quy định rõ và chưa có tiền lệ nên cần bình tĩnh xử lý.

Theo Phó Thủ tướng, trong thực hiện tự chủ đại học, cần quán triệt quan điểm đó là phải xây dựng một mô hình quản trị tiên tiến; tự chủ phải gắn liền với trách nhiệm giải trình. Mọi hoạt động của cơ sở giáo dục đại học phải được quản lý, thực hiện theo pháp luật và phải công khai để xã hội giám sát. Khi thực hiện tự chủ đại học, Nhà nước vẫn phải tiếp tục đầu tư và vẫn phải có cơ chế đảm bảo các đối tượng như con người nghèo, người khuyết tật… không bị giảm cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là đại học chất lượng cao.

Từ yêu cầu trên, theo Phó Thủ tướng, để thực hiện tự chủ đại học đúng hướng và đúng quy luật thì cần phải sửa luật và tháo gỡ các vướng mắc. Trước mắt, tất cả các trường đại học đều phải kiện toàn hoặc thành lập mới theo đúng quy định của pháp luật, trong đó, hội đồng trường với tư cách là một cơ quan thực quyền, chứ không phải là hội đồng có tính hình thức. Đồng thời, tất cả các trường đều phải xây dựng một quy chế điều hành, tổ chức hoạt động nội bộ, tài chính nội bộ chi tiết theo quy định của pháp luật và phải công khai cho toàn dân giám sát.n

ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Bắc Kạn: Nhiều khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Năm 2019, tốc độ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn âm. Năm 2020, tính đến tháng 10, số người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cũng chưa đạt so với kế hoạch; thậm chí, số người tham gia BHXH bắt buộc đang có chiều hướng giảm mạnh.
  • Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng giành giải Nhất cuộc thi Startup Kite
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Chiều 24/11, lễ trao giải Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (Startup Kite) năm 2020 và lễ bế mạc Ngày hội quốc gia khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2020 đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
  • TP. Hà Nội: Quyết liệt thu hồi, xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Hội tình trạng các DN chậm nộp, trốn tránh hoặc trì hoãn việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) vẫn diễn ra phổ biến. Trong tháng cuối năm 2020, BHXH Thành phố sẽ tập trung đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra (TTKT) các đơn vị nợ BHXH, với quyết tâm giảm nợ đọng xuống mức thấp nhất, bảo vệ quyền lợi người lao động (NLĐ).
  • Bước tiến trong chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố "Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trên nền tảng thiết bị di động". Việc đưa các tiện ích, thông tin đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), tiến tới tích hợp, cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thanh toán trực tuyến lên ứng dụng trên thiết bị di động là bước đi phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, quốc gia số hiện nay. Nhân dịp này, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn đã có những chia sẻ với báo chí về những thay đổi mạnh mẽ của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của ngành.
  • Bảo hiểm xã hội các tỉnh miền Trung: Vượt khó để về đích
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhấn mạnh vai trò và sự đồng hành của chính sách an sinh xã hội với người dân trong lúc thiên tai, bão lũ, trong chuyến làm việc với bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh miền Trung vừa qua, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố cần quyết liệt hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến công tác thu, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Đổi mới giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới