Đẩy mạnh tự chủ toàn diện giáo dục đại học, có chiều sâu và hiệu quả

(BKTO) - Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 giáo dục đại học (GDĐH) diễn ra ngày 24/8, đánh giá cao kết quả triển khai nhiệm vụ công tác của GDĐH trong bối cảnh đầy thách thức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh những yêu cầu đối với tự chủ GDĐH trong năm học mới, đồng thời cho biết Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tự chủ ĐH theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả.



Tự chủ thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo

Báo cáo tại Hội nghị do Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thuỷ trình bày cho thấy, trong năm học 2020-2021, GDĐH đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; từng bước triển khai tốt chính sách tự chủ; tăng cường năng lực đội ngũ, thành tích nghiên cứu khoa học; tiếp tục duy trì vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế với các chỉ số đều được cải thiện tốt hơn.

Qua thực hiện tự chủ ĐH ghi nhận sự thay đổi rất lớn về nhận thức và sự triển khai quyết liệt của các trường trên tất cả các mặt: Tài chính, tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ, nhân sự. Theo đó, đến hết năm học 2020-2021, có 142/175 đơn vị công lập, 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT đã hoàn thành kiện toàn Hội đồng trường. Đội ngũ gia tăng về chất lượng, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ là 31,12%, tăng so với trước (28,9% năm 2019 và 30% năm 2020).
                
   

Các cơ sở GDĐH tiếp tục thực hiện tự chủ trong bối cảnh dịch bệnh đầy khó khăn. Ảnh: N.LỘC

   

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức, hạn chế nội tại của các cơ sở GDĐH, như tình trạng chậm trễ, lúng túng trong triển khai tự chủ.

Chia sẻ về tự chủ tuyển sinh, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Tâm cho biết, để tuyển chọn được thí sinh phù hợp mục tiêu đào tạo, có nền tảng vững chắc, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã ưu tiên xét tuyển và đánh giá năng lực. Trong đó, đánh giá năng lực, ban đầu chỉ có 7.000 thí sinh, đến năm 2021, gần 70.000 thí sinh đã thi đợt 1, gần 26.000 thí sinh đăng ký đợt 2. ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh còn chủ động chủ trì, cùng các cơ sở GDĐH hình thành nhóm lọc thí sinh ảo phía Nam, hiện có trên 90 trường tham gia, với sự cho phép của Bộ GD&ĐT.

Về tự chủ chuyên môn học thuật, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ, Nhà trường chủ trì 7 nhóm trường ĐH kỹ thuật cùng xây dựng chuẩn chương trình đào tạo kỹ sư mới, trong đó, tăng học trải nghiệm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và sẽ triển khai đại trà từ năm học này. Đánh giá cao các văn bản mới được ban hành gần đây và sẽ ban hành tới đây đã đảm bảo trao quyền cho thủ trưởng các cơ sở đào tạo, tạo đà cho các trường đẩy mạnh tự chủ, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đề nghị Bộ GD&ĐT cần đảm bảo tính đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật và cần có một nền tảng báo cáo trực tuyến để hoạt động này hiệu quả hơn.

Nâng cao trách nhiệm của các bên để thúc đẩy tự chủ hiệu quả

Ghi nhận ngành GD&ĐT thời gian qua đã làm được nhiều việc, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Đức Hưng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần cùng các trường xây dựng kế hoạch 5 năm, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, cấp bách của GDĐH. Đặc biệt, đối với vấn đề tự chủ ĐH, Bộ cần có kiến nghị phân định trách nhiệm rõ của các Bộ, ngành, địa phương; đồng thời, cần sắp xếp lại hệ thống, xây dựng các mô hình ĐH, chú trọng phân tầng; sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hệ thống trường sư phạm, y tế, văn hoá nghệ thuật trong triển khai tự chủ.

Điểm lại một số kết quả đáng chú ý của GDĐH trong năm học nhiều khó khăn, thách thức, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Tự chủ ĐH tiếp tục có nhiều điểm sáng và góp phần quan trọng vào kết quả chung của GDĐH.
                
   

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Moet.gov.vn

   

Nổi bật là sự gia tăng đáng kể của số lượng các công bố quốc tế; chỉ số xếp hạng của GDĐH Việt Nam tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng - khẳng định vai trò của GDĐH Việt Nam trên bản đồ quốc tế. Trong đó, các cơ sở GDĐH tự chủ luôn dẫn đầu về thực hiện cũng như kết quả đạt được.

Theo Bộ trưởng, trong năm học tới tự chủ ĐH sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả. “Tự chủ không gì khác là để ĐH năng động hơn, giải phóng nguồn lực và sức sáng tạo; nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nếu tự chủ không mang lại được điều đó thì cơ chế, chính sách phải điều chỉnh” - Bộ trưởng nêu rõ.

Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu, cần tiếp tục rà soát về phương diện thể chế để từng bước đồng bộ, tạo cơ chế chính sách đầy đủ thuận lợi cho tự chủ. Ngoài ra, muốn triển khai tự chủ đúng hướng, các cơ sở GDĐH cần nâng cao nhận thức và thống nhất cách hiểu để áp dụng các quy định về tự chủ.

“Thực thi quyền tự chủ phải làm sao để quyền đó lan tỏa tới được chủ thể quan trọng là người thầy, các nhà khoa học. Tự chủ phải đem lại giá trị cao hơn cho tiếng nói chuyên môn, để tiếng nói của người thầy, nhà khoa học, phải trở thành tiếng nói quan trọng trong quản trị, vận hành cơ sở GDĐH. Có làm được điều đó, tự chủ ĐH mới đầy đủ và có chiều sâu” - Bộ trưởng khẳng định.

Đi cùng với tự chủ, theo Bộ trưởng, các cơ sở GDĐH phải làm rõ, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hơn cơ chế về trách nhiệm giải trình: Giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, trước người học, trước các bên liên quan và trước xã hội.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Bỏ xếp loại theo điểm trung bình, xếp loại hạnh kiểm với học sinh trung học
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Thông tư mới về việc đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học sẽ được đánh giá theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Quy định áp dụng từ năm học 2021-2022 đầu tiên đối với lớp 6, và theo lộ trình với các khối lớp tiếp theo.
  • Không dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non, quan tâm trẻ 5 tuổi sắp vào lớp 1
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong năm học mới 2021-2022, với bối cảnh dịch bệnh phức tạp, cơ sở giáo dục mầm non sẽ không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ, mà tập trung phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ tại nhà. Các cơ sở cần tranh thủ "thời gian vàng" trẻ đến trường để ưu tiên hướng dẫn kỹ năng, điều kiện cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
  • Chuyển đổi để thích ứng, giáo dục đại học kiên trì mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Là bậc học ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm, triển vọng nghề nghiệp của người lao động, giáo dục đại học (GDĐH) vì thế có tác động trực tiếp, sâu rộng đến toàn xã hội. Trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, cũng giống như nhiều bậc học khác, GDĐH cũng phải nỗ lực để đảm bảo chất lượng dạy, học, đảm bảo chuẩn đầu vào cũng như chuẩn đầu ra cho lực lượng lao động bậc cao.
  • Triển khai kế hoạch năm học mới linh hoạt, phù hợp tình hình dịch Covid-19
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Đây là yêu cầu được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong Chỉ thị “Về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo”, ban hành ngày 24/8.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Những mùa thu lịch sử"
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Nhân Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2021), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những mùa thu lịch sử”.
Đẩy mạnh tự chủ toàn diện giáo dục đại học, có chiều sâu và hiệu quả