Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

(BKTO) - Đây là thông tin được các đại biểu đề cập tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng ngày 12/8.



                
   

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: N.LỘC

   

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 64 điểm cầu trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội.

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số Ban, ngành Trung ương, cơ quan của Quốc hội và các địa phương tại 63 điểm cầu tỉnh/thành phố, một số chuyên gia, đại diện lãnh đạo các trường đại học.

Theo báo cáo tại Hội nghị cho biết, năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới...

                
   

GS,TS. Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nộitham luận tại Hội nghị, đề cập đến chính sách dành cho giáo viên.
   Ảnh: N.LỘC

   

Tham luận tại Hội nghị về vấn đề này, nhiều ý kiến đã nêu bật tình trạng thiếu giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là khi toàn Ngành đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốcSở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, cấp học mầm non và tiểu học trên địa bànvẫn còn thiếu nhiều giáo viên so với quy định.

Theo thống kê, chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến hết năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 527 giáoviên nghỉ việc. Tình trạng thiếu giáo viên là một trở ngại rất lớn trong việc nângcao chất lượng Chương trình giáo dục phổ thông mới.Đến năm học 2022-2023, số giáo viên trên địa bàn tỉnh dự kiến thiếutrên 3.000 giáo viên.

Giám đốc SởGiáo dục và Đào tạotỉnh Thanh Hóa Trần Văn Thức cho biết, đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục tỉnh vẫn còn thiếu nhiều. Đến năm học 2022-2023, Thanh Hóa dự kiến thiếu hơn 10 nghìn giáoviên các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Do đó, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợpBộ Nội vụ, với các ngành liên quan xem xét, giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi sốlượng học sinh tăng, số lớp tăng.

Bên cạnh vấn đề đảm bảo số lượng giáo viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, theo GS,TS. Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởngTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngành Giáo dụccần làm tốt hơn nữa côngtác bồi dưỡng đội ngũ này trong năm học tới cũng như các năm tiếp theo. Bởi để triển khai thành công chương trình mới, vai trò của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng.

Từ thực trạng đó, nhiều ý kiến cũng đề nghị các Bộ, ngành cần có thêm chính sách để thu hút nguồn giáo viên chất lượng vào giảng dạy, đặc biệt là giáo viên cho các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới còn thiếu hụt../.
N.LỘC

Cùng chuyên mục
Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục