Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng khi bổ nhiệm, xếp lương
Thứ Ba, 24/05/2022 20:23:27
(BKTO) – Đây là một trong những nội dung thay đổi đáng chú ý được đề cập trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, lấy ý kiến rộng rãi dư luận.
Nhiều quy định liên quan đến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên sắp thay đổi. Ảnh: N.LỘC |
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, để đảm bảo thống nhất với quy định mới và khắc phục một số bất cập trong thực tiễn, Bộ đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông.
Theo đó, dự thảo Thông tư có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN theo hạng. Theo đó, dự thảo Thông tư chỉ quy định 01 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN chung đối với các hạng giáo viên. Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của cấp học đang giảng dạy trước ngày chương trình bồi dưỡng mới (theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành thì không phải bổ sung chứng chỉ theo quy định mới.
Bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng CDNN. Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng CDNN và bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.
Không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ. Điều này xuất phát từ mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung quy định: giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm; giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc tương ứng với hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới…
N.LỘC
Tin cùng chuyên mục
-
Nhiều rào cản hạn chế doanh nghiệp tham gia vào các dự án hợp tác công tư
-
Đa dạng hóa nguồn vốn vay ưu đãi giúp sinh viên vững bước đến trường
-
Sửa đổi thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
HSBC hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh
-
Sẽ không còn trường hợp thí sinh có điểm xét vượt quá 30 điểm
-
Đảm bảo nghiêm túc, minh bạch và thực chất tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
-
Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong nhóm 301-350 các trường đại học châu Á
-
Tăng chi ngân sách, gắn với thu hút nguồn lực xã hội hóa để thúc đẩy đổi mới, phát triển giáo dục đại học
-
Từ 01/7/2023, thi đánh giá năng lực ngoại ngữ được tổ chức hoàn toàn trên máy vi tính
-
Sách giáo khoa mới tăng giá: Người dân thêm lo, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng giám sát
Đọc nhiều nhất
-
Rwanda: Sai phạm dai dẳng phá hỏng các mục tiêu của Chính phủ
-
Tuyệt đối không để người bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng
-
Chủ tịch Quốc hội đến Budapest, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hungary
-
Ngày 26/6, có 557 ca nhiễm Covid-19 mới tại 32 tỉnh, thành phố
-
Ngành dầu khí cần không ngừng đổi mới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng