Xã hội hóa bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa: Kết quả và những hạn chế cần khắc phục

(BKTO)- Chủ trương xã hội hóa bảovệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa (DT) ra đời nhằm khắc phục tìnhtrạng “khát” vốn đầu tư cho công tác phục hồi, tu bổ. Bên cạnh những kết quảtích cực, việc thực hiện chủ trương này, hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập. Tìnhtrạng lạm dụng nguồn lực xã hội hóa hoặc lợi dụng xã hội hóa làm biến đổi tráiphép các DT tiếp tục gây bức xúc trong dư luận xã hội. GS. Ngô Đức Thịnh - Ủyviên Hội đồng Di sản Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật ViệtNam - đã chia sẻ một số vấn đề nhằm làm rõ hơn thực trạng và những hệ lụy từcông tác này.




Di tích lịch sử - văn hóa Đền Ghềnh (Gia Lâm, Hà Nội) là công trình được tu bổ chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng.Ảnh: VĂN CHƯƠNG
Hiện nay, nước ta có hơn 3.000 DT được xếp hạng cấp quốc gia, hơn 5.000 DT được xếp hạng cấp tỉnh/thành phố. Đặc thù của DT là có niên đại xây dựng cách đây hàng trăm năm, trải qua thời gian, nhiều DT rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp và cần kinh phí để tu bổ, phục hồi, nhưng việc bố trí vốn thường chỉ ưu tiên đối với các DT đã được xếp hạng cấp quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc hàng nghìn DT đã xếp hạng cấp tỉnh và hàng chục nghìn DT khác chưa được xếp hạng vẫn trong tình trạng “đói” vốn để tu bổ, phục hồi.

Thực hiện chủ trương này, thời gian qua, nhiều hoạt động được triển khai như: huy động nguồn lực và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nhất ở việc phục hồi, tu bổ DT, khôi phục các hoạt động văn hóa, lễ hội. Nguồn đóng góp từ xã hội hóa lên tới hàng trăm tỷ đồng, đó là chưa kể đóng góp bằng hiện vật. Do kinh phí tu bổ, phục hồi DT rất tốn kém, trong khi nguồn vốn ngân sách hạn chế nên đây được coi là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong bảo vệ và phát huy giá trị DT. Ước tính, mỗi năm cả nước có khoảng trên 100 DT được tu bổ, phục hồi với mức đầu tư trung bình 2 đến 3 tỷ đồng cho một DT từ nguồn vốn xã hội hóa. Có những DT được cộng đồng đóng góp 100% kinh phí để phục hồi với chi phí lên tới chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng phải thừa nhận công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DT còn bộc lộ những hạn chế, vai trò định hướng, quản lý của Nhà nước chưa được thể hiện rõ. Nhận thức của xã hội về di sản văn hóa chưa thật sâu sắc và toàn diện, hoạt động tham gia phục hồi, tu bổ DT còn mang tính tự phát, chưa phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bảo vệ di sản văn hóa ở các địa phương… Trong khi đó, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, hạn chế về trình độ, nhận thức dẫn đến nhiều bất cập, thiếu sót trong triển khai công tác xã hội hóa...

Những mặt trái của xã hội hóa thể hiện rõ nhất qua các tác động tiêu cực tới DT thời gian qua, như: làm thay đổi hiện trạng DT sau khi phục hồi, tu bổ; tiếp nhận những hiện vật mới, không phù hợp với DT. Thứ nhất, do ban quản lý các DT dễ dàng chấp thuận phương án phục hồi theo yêu cầu để nhận được tiền tài trợ. Thứ hai, sử dụng đội ngũ không có kiến thức về phục hồi DT. Đáng báo động khi hiện nay, phần lớn việc phục hồi các DT ở nước ta vẫn do các đơn vị xây dựng dân dụng thực hiện. Thiếu kiến thức về di sản, không chấp hành các quy định về phục hồi DT, dẫn đến chất lượng DT sau phục hồi không đảm bảo, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Tình trạng tiếp nhận các hiện vật được hiến tặng không phù hợp, làm sai lệch, biến tướng DT cũng diễn ra ở nhiều nơi. Điển hình là trường hợp tiếp nhận hòn đá lạ ở đền Hùng (Phú Thọ); hàng loạt các linh vật không phù hợp ở đình, chùa; hay gần đây nhất là sự việc ban quản lý khu DT Đền Trần (Thái Bình) đã tự ý tiếp nhận một số bia đá có thiết kế không hợp lý, nội dung chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Câu chuyện làm thế nào để tiếp nhận và quản lý nguồn công đức tại các DT một cách hiệu quả luôn được đặt ra, song vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng.

Để xảy ra những hệ quả như vậy, trách nhiệm của ban quản lý DT, chính quyền địa phương là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa, những người có lòng hảo tâm nhưng thiếu hiểu biết về di sản cũng không thể thờ ơ. Kinh nghiệm phục hồi, tu bổ DT ở nhiều nước tiên tiến trong khu vực - như Nhật Bản, Hàn Quốc - cho thấy, họ nghiên cứu tư liệu rất kỹ, tuyệt đối tuân thủ theo quy định của pháp luật khi triển khai. Dù có sẵn tư liệu, nhưng nếu việc phục hồi không phù hợp với quy định của pháp luật cũng không thể thực hiện. Đây cần được coi là bài học quý báu cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị DT ở Việt Nam.

NGUYỄN LỘC


Cùng chuyên mục
  • Công tác cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân ở Hà Nội giai đoạn 2012-2014: Kỳ II
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo kết luận của KTNN qua kiểm toán công tác cấp phép và quản lý nhànước đối với hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP.Hà Nội, hoạtđộng thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn thànhphố cơ bản đã được thực hiện theo quy định nhưng tính hiệu lực, hiệu quả còn thấp.
  • Đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế: Hướng tới sự công bằng, minh bạch
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cùng với việc đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chínhtrong lĩnh vực y tế, hiện Bộ Y tế đangtích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thí điểm ápdụng một số phương thức chi trả dịch vụ y tế mới nhằm tiếp cận các phương thứctiên tiến trên thế giới; hướng tới sự công bằng, minh bạch trong chi trả dịch vụy tế; đảm bảo cân bằng thu chi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) và quyền lợi của ngườibệnh.
  • Quản lý, khai thác bảo tàng: Còn nặng tư duy bao cấp
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nước ta sở hữu số lượng lớn bảo tàng, tuy nhiên, hoạt động của các bảo tàng hiện nay được cho là chưa thu hút được công chúng, chưa tương xứng với nguồn lực được đầu tư. Đâu là nguyên nhân? Làm sao để đưa bảo tàng đến gần hơn với cuộc sống? Đó là những câu hỏi được đặt ra với cơ quan quản lý, giới chuyên môn và những người quan tâm đến lĩnh vực bảo tàng hiện nay.
  • Diện mạo mới của giao thông nông thôn
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 5 năm (2010 - 2015) triển khai chươngtrình xây dựng, quản lý giao thông nông thôn (GTNT) gắn với mục tiêu xây dựngnông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn Việt Nam đang từng bước chuyển mình thay đổi với những con đườngđược bê tông hóa, hàng nghìn cây cầu được xây dựng, đảm bảo an toàn giao thôngcho người dân, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nguy cơ cháy nổ - Nỗi “ám ảnh” tại các đô thị!
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Không chỉ gia tăng về số vụ lẫn mức độ thiệthại, tình hình cháy, nổ được nhận định là ngày càng có diễn biến phức tạp hơn. TrongHội thảo khu vực ASEAN với chủ đề “Phòng chống hỏa hoạn ở các đô thị” do Đạisứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiềuđại biểu tham dự đã tập trung phân tích, thảo luận làm rõ và bàn giải pháp khắcphục vấn đề này.
Xã hội hóa bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa: Kết quả và những hạn chế cần khắc phục