Đấu giá các tác phẩm nghệ thuật: Sẽ không còn cảnh “đi đêm”?

(BKTO) - Việc đấu giá tác phẩm nghệ thuậttheo kiểu tự phát vẫn được ví như người “đi đêm” khi không được pháp luật quy định.Không chỉ làm thất thoát nguồn thu thuế cho Nhà nước, việc đấu giá tự phát nhưhiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không tôn vinh được giá trị nghệ thuật củatác phẩm. Thực trạng đó sẽ không còn nếu thị trường đấu giá được hoạt động minhbạch, theo quy định với nhiều sàn đấu giá chuyên nghiệp được mở ra...




Một phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật quốc tế, Ảnh: ST
Tạo dựng sân chơi mới

Sàn đấu giá tác phẩm nghệ thuật từ lâu đã trở thành một hoạt động văn hóa, kinh tế độc đáo ở các quốc gia phát triển. Các phiên đấu giá diễn ra rất quy chuẩn, được vận hành chặt chẽ bởi một hệ thống trải rộng khắp thế giới. Theo các chuyên gia trong giới sưu tầm, tại các nước có thị trường đấu giá phát triển, mỗi năm, nguồn thuế thu được từ hoạt động này lên tới hàng triệu USD và giúp lan tỏa giá trị của tác phẩm tới đông đảo công chúng.

Việc thực hiện đấu giá tác phẩm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ hạn chế việc thất thoát thuế Nhà nước mà còn góp phần phát triển hoạt động sáng tác và khẳng định giá trị văn hóa đất nước, thế nhưng suốt nhiều năm liền, hoạt động này vẫn còn khá xa lạ. Hiện chỉ có những cuộc đấu giá mang tính chất từ thiện được tổ chức, còn để thỏa mãn tình yêu nghệ thuật, nhiều nhà sưu tập phải tự đàm phán, trao đổi tác phẩm và không được pháp luật bảo hộ. Do đó, nhiều người không khỏi bất ngờ, khi lần đầu tiên một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đấu giá đứng ra tổ chức một phiên đấu giá tài sản là các tác phẩm nghệ thuật theo hình thức chính quy, dự kiến diễn ra vào ngày 28/5 tới đây.

Theo ông Trần Quốc Khánh - đại diện đơn vị tổ chức, việc mở một phiên đấu giá phong cách chuyên nghiệp và theo xu hướng thế giới là mong muốn đóng góp cho ngành đấu giá nước nhà một sự khởi đầu mới, khắc phục những lỗ hổng, hạn chế bấy lâu nay trong lĩnh vực này. Tác giả hay chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật sẽ nhận về 100% giá trị của tác phẩm theo giá khởi điểm mà tác giả ấn định, phần bán vượt sẽ được thỏa thuận phân chia tại hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và người có tài sản bán đấu giá. Cũng theo ông Khánh, kỳ vọng của những người tổ chức và tham gia phiên đấu giá, đó là mong muốn hoạt động bán đấu giá tài sản ở Việt Nam có bước tiến mới, việc mua bán giữa các bên được minh bạch, và đảm bảo sẽ tạo ra nguồn thu thuế rõ ràng.. .

Nhiều chuyên gia trong giới sưu tầm, nghiên cứu nhận định, do chưa có thị trường đấu giá nên hằng năm, một dòng tiền không nhỏ đã và đang chảy ra nước ngoài để mua các tác phẩm nghệ thuật, thậm chí, đó là những tác phẩm trong nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam lại không tạo dựng được những sàn đấu giá, hình thành thị trường đấu giá, trong khi giá trị mang lại từ hoạt động này rất lớn?

Chưa được coi là kênh đầu tư

Lý giải cho sự thiếu vắng thị trường đấu giá trong nước, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quân, điều này xuất phát từ việc Nhà nước và xã hội chưa coi đây là một kênh đầu tư, mà đơn thuần chỉ là giao lưu nghệ thuật, tức là không mang lại giá trị kinh tế. Tuy nhiên, suy nghĩ đó đang lệch hướng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế với nhu cầu giao lưu, trao đổi trên mọi lĩnh vực ngày càng gia tăng. Ông Quân cũng kiến nghị Chính phủ cần coi đây là kênh kêu gọi đầu tư, kênh quảng bá văn hóa, thu hút khách du lịch và có hình thức hỗ trợ phù hợp; các ngân hàng cần tham gia hỗ trợ các sàn đấu giá cũng như người tham gia đấu giá tác phẩm với mức giá ưu đãi...

Trở lại với phiên đấu giá hợp quy lần đầu tiên được tổ chức, nếu tổ chức thành công, phiên đấu giá góp phần mở ra một kênh mua, bán tác phẩm nghệ thuật một cách công khai. Cụ thể, theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, khi được đấu giá sẽ làm minh bạch hóa nguồn gốc tác phẩm, từ đó minh bạch hóa giá trị nghệ thuật đích thực của tác phẩm nghệ thuật, bảo vệ được các giá trị văn hóa đích thực của Việt Nam trên trường quốc tế; định lượng công khai giá trị các tác phẩm nghệ thuật; Nhà nước thu được ngân sách qua các giao dịch việc mua, bán và giảm dòng tiền chảy ra nước ngoài. Cuối cùng là giúp kích thích sáng tạo nghệ thuật đích thực của các nghệ sỹ, từ đó tạo thêm cơ hội cho nghệ sỹ Việt vươn ra các sàn đấu giá quốc tế...

Đánh giá cao ý tưởng tổ chức một phiên đấu giá hợp quy chuẩn và được pháp luật bảo hộ, nhiều chuyên gia cũng lưu ý, đơn vị tổ chức đấu giá cần phải quy tụ được một đội ngũ chuyên gia tư vấn, các đấu giá viên chuyên nghiệp để bảo đảm chất lượng sàn đấu giá. Trong bối cảnh, dự thảo Luật Đấu giá đang được tiếp tục sửa đổi, nhiều người kỳ vọng hoạt động này sẽ là một minh chứng thực tiễn để các nhà làm luật có thêm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu giá, kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động đấu giá tài sản nói chung và đấu giá các tác phẩm nghệ thuật nói riêng.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Đẩy mạnh giao dịch thủ tục hành chính qua bưu điện
    7 năm trước Xã hội
    Nằm trong nỗ lựccải cách thủ tục hành chính (TTHC) đang được Chính, phủ, các Bộ, ngành Trungương đẩy mạnh, việc đổi mới phương thức giao dịch thông qua hệ thống bưu điệnđược kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá lớn. Những kỳ vọng này là có cơ sở, khi màngày càng xuất hiện nhiều điểm sáng về phương thức giao dịch này tại các Bộ,ngành, địa phương trên cả nước.
  • Ghép tế bào gốc: Hồi sinh những cuộc đời
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bằng trình độ chuyên môn cao, bằng tấm lòng của những người thầy thuốc,sau 10 năm triển khai thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công 204 ca ghép, tương đương với gần50% tổng số ca ghép được thực hiện trên toàn quốc. Việc làm chủ kỹ thuật này đãmở ra cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá là quỹ quốc gia,trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.Sau hơn 2 năm hình thành và đi vào hoạt động, Quỹ đã hỗ trợ tích cực, hiệu quảcho các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc, góp phần kéo giảm đáng kể tỷ lệhút thuốc lá tại Việt Nam.
  • “Đổi mới giáo dục là đây chứ đâu!”
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội vừa hoànthành đợt 1, kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh và chuẩn bị cho đợtthi thứ 2 được tổ chức từ ngày 13 - 15/5. Dù còn nhiều mới mẻ, song phương thứcthi đã tạo dấu ấn tốt và được thí sinh quan tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) ghi nhận và đánh giá cao. Nhân dịp này, Báo Kiểm toán đã có cuộctrao đổi với GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) để làm rõ hơn về nhữngtác động, hiệu quả của phương thức thi này.
  • Tăng nguồn lực cho chương trình kết hợp quân dân y
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kết hợp quân dân y là một đặc thù của ngành y tế Việt Nam, được hình thànhvà phát triển qua các thời kỳ cách mạng. Tại hội nghị trực tuyến kết hợp quândân y toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2005-2015, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốcphòng tổ chức ngày 10/5, những thành tựu quan trọng của Chương trình kết hợpquân dân y (Chương trình) tiếp tục được khẳng định. Hội nghị cũng đã định hướngcác giải pháp tăng cường nguồn lực, phát huy hiệu quả của Chương trình.
Đấu giá các tác phẩm nghệ thuật: Sẽ không còn cảnh “đi đêm”?