Thị trường bất động sản: Chờ khởi sắc từ chính sách mới

(BKTO) - Luật Nhà ở vàLuật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2015 đang được kỳvong thổi một làn gió mới vào thị trường bất động sản (BĐS). Dù vậy, vẫn cònnhiều ý kiến trái chiều về một số quy định mới cùng với việc chậm trễ ban hànhcác Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã khiến “cú hích” từ chính sách phần nàochưa thực sự tác động mạnh đến thị trường.



Những quy định mới nhằm hạn chế rủi ro cho người mua nhà, giúp cho thị trường BĐS có dấu hiệu khởi sắc trở lại Ảnh: T.K
Những quy định mới nhằm hạn chế rủi ro cho người mua nhà, giúp cho thị trường BĐS có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Ảnh: T.K
Kỳ vọng vào những thay đổi tích cực

Năm 2015 được coi là năm đánh dấu sự khởi sắc trở lại của thị trường BĐS. Thống kê của Bộ Xây dựng ước tính trong 6 tháng đầu năm 2015 có 14.550 giao dịch BĐS thành công tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Giao dịch BĐS tăng mạnh cũng đã giúp tồn kho BĐS giảm xuống đáng kể còn 67.443 tỷ đồng. Trên đà khởi sắc, niềm tin thị trường BĐS sẽ sớm trở lại “thời hoàng kim” càng lớn hơn khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) với nhiều thay đổi tích cực bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7.

Quy định mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) là các quỹ đầu tư nước ngoài, các công ty quốc tế hoạt động tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam. Đáng chú ý, độ mở của Luật với đối tượng nước ngoài rất rộng, khi không giới hạn về số lượng căn hộ có thể mua; tuy nhiên, tổng số căn hộ lưu trú mà họ sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cũng mở rộng phạm vi kinh doanh BĐS cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Những quy định này nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía các nhà chuyên môn. Tập đoàn tư vấn và quản lý BĐS hàng đầu thế giới CBRE nhận định, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) sẽ đưa thị trường BĐS Việt Nam lên một nấc thang mới trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cũng đề ra những quy định khá “rắn” để lành mạnh hóa thị trường. Cụ thể, DN muốn kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng hay chủ đầu tư BĐS trước khi cho thuê, bán, mua nhà ở hình thành trong tương lai, cần phải được ngân hàng bảo lãnh trách nhiệm đối với khách hàng; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng cam kết thì ngân hàng sẽ thay mặt chủ đầu tư thực hiện bồi thường cho khách hàng. Ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, đây là một điểm mới của Luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua nhà. Bởi thời gian qua thực tế xảy ra không ít trường hợp người mua nhà góp vốn rồi nhưng nhiều năm sau cũng chưa nhận được nhà, thậm chí sẽ không bao giờ nhận được nhà vì chủ đầu tư bỏ đi mất, hoặc phá sản không thể tiếp tục hoàn thành dự án gây bức xúc trong xã hội. Quy định này sẽ hạn chế rủi ro cho người mua nhà, giúp cho niềm tin của người mua nhà quay trở lại thị trường.

Vẫn còn những lo ngại

Dù Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã chính thức có hiệu lực, nhưng đến nay việc soạn thảo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chưa được hoàn thành. Để các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh BĐS không bị gián đoạn, Bộ Xây dựng vừa ban hành Công văn số 1436/BXD-QLN hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi). Dù vậy, việc chậm trễ ra các Nghị định, Thông tư hướng dẫn vẫn khiến phần lớn DN cũng như khách hàng đều dè dặt chờ đợi các quy định cụ thể. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng lo ngại về quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, khi ngân hàng thu phí bảo lãnh, chủ dự án sẽ cộng vào giá thành sản phẩm khiến giá nhà sẽ bị đẩy lên cao. Theo ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc bộ phận định giá và tư vấn tài chính Savills Việt Nam: phí bảo lãnh đương nhiên phải tính vào giá thành xây dựng nhà và các chủ đầu tư sẽ tìm cách hợp thức hóa chi phí này. Các DN ước tính nếu mức phí bảo lãnh ngân hàng rơi vào khoảng 0,5% đến 2% thì mỗi căn hộ dù diện tích nhỏ cũng sẽ tăng thêm chi phí vài chục triệu đồng.

Còn các DN vừa và nhỏ lại lo lắng khó tìm được ngân hàng bảo lãnh vì để đảm bảo an toàn, điều kiện bảo lãnh từ phía ngân hàng sẽ rất khắt khe và ít mặn mà với đối tượng DN vừa và nhỏ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cũng có ý kiến cho rằng, vì hầu hết các dự án BĐS hiện đều vay vốn ngân hàng và khi cho vay, ngân hàng đều đã thẩm định dự án xem có đủ năng lực hay không. Cho nên quy định này vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ” khi ngân hàng tự bảo lãnh khoản cho vay của mình, có chăng chỉ là cách để người mua nhà tin tưởng hơn. Bên cạnh đó, nhiều DN cũng băn khoăn mức phí bảo lãnh quy định liệu có phù hợp với năng lực tài chính, điều kiện DN hay không? Vì vậy, nhiều DN đề nghị cần thiết phải xây dựng khung biểu hoặc mức trần phí bảo lãnh để DN có thể chủ động xây dựng phương án kinh doanh và cân đối tài chính cho dự án trước khi đưa ra thị trường.

HOÀNG LONG

Cùng chuyên mục
  • Tiến tới thị trường phát điện cạnh tranh: Chặng đường còn dài
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội thảo xây dựngthể chế thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung - Việntrưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định, tuy lộ trình xâydựng thị trường phát điện cạnh tranh đã kết thúc (năm 2014), nhưng Việt Nam vẫnchưa thực sự có được thị trường phát điện cạnh tranh. Chung nhận định này, nhiềuchuyên gia nhấn mạnh rằng sự thành công của cải cách phụ thuộc rất nhiều vào mứcđộ và tốc độ cải cách thể chế.
  • Cổ phần hóa DNNN: Phải quyết liệt hơn trong 6 tháng cuối năm
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo đổi mới và pháttriển DN, khi đánh giá về tình hình cổ phần hóa (CPH), táicơ cấu DNNN 6 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉđạo đổi mới và phát triển DN đã yêu cầuphải quyết liệt hơn trong công tác CPH DNNN bởi đến ngày 23/6 mới CPH được61/289 DN, đạt 21,1% kế hoạch năm.
  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt khi hội nhập
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việc cấp chứng nhận bảohộ tên gọi xuất xứ, còn gọi là chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đối với các sản phẩm hànghóa tại Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội giúp hàng Việt vươn xa tới thịtrường ngoài nước, đồng thời giảm bớt những rủi ro trong quá trình cạnh tranh,hội nhập. Làm sao để phát triển việc xây dựng CDĐL, chất lượng sản phẩm được đảmbảo theo đăng ký đang là thách thức đặt ra với các cơ quan chức năng và cả cộngđồng.
  • Ứng phó với thách thức tiết kiệm năng lượng
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)-Trong bối cảnh giánăng lượng nói chung không ngừng biến động theo hướng ngày càng tăng thì việc sửdụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các DN, nhất là các DN nhỏ và vừa (NVV),càng trở thành bài toán nan giải. Nhiều giải pháp hữu hiệu đã được các DN ứng dụngnhằm cải thiện mức độ tiêu thụ năng lượng, góp phần cải tiến cơ cấu giá thành.
  • Hướng đi nào cho cây mắc ca tại Việt Nam?
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trồng giống mắc ca nào? Trồng ở đâu? Trồng baonhiêu thì đủ?...” hiện đang là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiềuchuyên gia, người dân và DN.
Thị trường bất động sản: Chờ khởi sắc từ chính sách mới