Quy định thế chấp nhà ở trong tương lai: Mong chờ một hướng dẫn cụ thể hơn

(BKTO) - Thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tạmdừng việc cho vay mùa nhà đối với khách hàng có tài sản thế chấp là nhà ở hìnhthành trong tương lai. Trước sức ép của dư luận, đại diện Ngân hàng Nhà nước(NHNN) và một số ngân hàng đã lên tiếng, trong đó NHNN khẳng định tới đây sẽ cónhững hướng dẫn chi tiết để gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tiếp tục được giảingân. Đây là điều mà người dân, nhất là những người đã trót mua nhà nhưng chưađược ngân hàng hỗ trợ cho vay, đang rất mong chờ!




Ngân hàng ngừng nhận thế chấp nhà trên giấy thuộc gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chờ hướng dẫn cụ thể của NHNN. Ảnh: TK

Vì sao ngân hàng ngừng nhận thế chấp “nhà trên giấy”?

Cách đây khoảng 1 tuần, tại điểm giao dịch số 4 Lê Thánh Tông - Hà Nội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV), nhiều khách hàng đã phát khóc khi biết tin ngân hàng ngừng nhận thế chấp đối với tài sản là dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Gạt nước mắt, chị Nguyễn Thị Bích (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) cho biết: Hai vợ chồng đều là viên chức nhà nước, thu nhập thấp. Nhờ có chủ trương cho vay vốn với lãi suất thấp và chấp nhận tài sản đảm bảo là chính ngôi nhà hình thành trong tương lai nên chị mới đăng ký mua nhà ở xã hội Đồng Mô (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Do bốc thăm đợt sau nên cuối tháng 12/2015, chị mới ký kết hợp đồng vay vốn từ BIDV. Mới đây, khi chủ dự án phát đi thông báo thu tiền, chị mang phiếu thu tới ngân hàng nhờ giải ngân thì mới vỡ lẽ ngân hàng đã ngừng nhận thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai; thay vào đó, khách hàng phải có tài sản đảm bảo thế chấp để được tiếp tục vay. Vậy vì sao một số ngân hàng lại tạm dừng việc cho vay đối với các trường hợp này?

Trước những băn khoăn, lo lắng của người dân, đại diện BIDV đã lý giải: Hiện nay, Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2015/TT-NHNN (Thông tư 26) đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai. Do các hướng dẫn và quy định pháp luật chưa cụ thể nên phần lớn văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác định đăng ký giao dịch đảm bảo đối với việc nhận thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Bởi vậy, trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể của NHNN và để tránh rủi ro tín dụng, BIDV sẽ tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai kể từ thời điểm Thông tư số 26 có hiệu lực (10/12/2015). Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước thời điểm này vẫn được chấp thuận giải ngân.

Trong khi đó, trả lời báo chí mới đây, đại diện NHNN khẳng định, một số ngân hàng từ chối cho người mua nhà dùng tài sản hình thành trong tương lai làm căn hộ thế chấp là do hiểu văn bản chưa đúng, hiểu chỉ ở một chiều.

Như vậy, nguyên nhân khiến một số ngân hàng tạm dừng cho vay mua nhà bằng tài sản thế chấp hình thành trong tương lai thời gian qua chủ yếu là do các hướng dẫn và các quy định pháp luật chưa cụ thể, thiếu rõ ràng, minh bạch dẫn đến trình tự, thủ tục bảo lãnh thế chấp gặp phải vướng mắc ở khâu xác nhận giao dịch bảo đảm.

Cần sớm có hướng dẫn cụ thể

Gói hỗ trợ cho vay mua nhà 30.000 tỷ đồng bắt đầu triển khai từ tháng 6/2013 và thời hạn giải ngân sẽ đến hết ngày 01/6/2016. Tính đến cuối tháng 11/2015, các ngân hàng tham gia gói tín dụng này đã giải ngân trên 13.499 tỷ đồng (khoảng 45%). Việc làm này không chỉ giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân mà còn góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng tín dụng, thu hút khách hàng. Không chỉ ở Việt Nam, tại các nước có nền kinh tế tiên tiến, các ngân hàng cũng sẵn sàng tiếp nhận tài sản hình thành trong tương lai đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng việc thực hiện chủ trương cho vay mua nhà bằng tài sản thế chấp hình thành trong tương góp phần khơi thông gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Theo ông Nguyễn Tiến Đông - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN): Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản của người mua nhà. Người mua nhà được quyền thế chấp tài sản đó, được công chứng thế chấp và được vay vốn theo quy định của pháp luật. Tới đây, NHNN sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để bản thân các ngân hàng cũng như người mua nhà hiểu rõ hơn, tạo thuận lợi trong quá trình làm các thủ tục mua nhà.

Mức lãi suất của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã được điều chỉnh giảm về 4,5% trong năm 2016 song thời hạn giải ngân gói tín dụng này chỉ còn khoảng 4 tháng. Bởi vậy, điều mà người dân mong chờ lúc này (nhất là những gia đình thuộc diện thu nhấp thấp đã ký hợp đồng mua nhà và dự án đã đến đợt thu tiền) là NHNN sớm có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn để gói tín dụng trên tiếp tục được giải ngân và ước mơ “an cư lạc nghiệp” của họ không bị “đứt gánh”.

NGUYỄN LỘC - NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Đặt kinh doanh xăng dầu  trong thị trường cạnh tranh
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - DN kinh doanh xăng dầu ngày càng phát huy quyền tự chủ trongkinh doanh và tuân thủ các quy định của pháp luật. Giá xăng dầu trongnước được điều hành linh hoạt, chặt chẽ, kịp thời, đảm bảo hiệu quả,phù hợp xu hướng biến động của tỷ giá thế giới, có tính đến việc tạo điều kiệncho DN sản xuất kinh doanh và đời sống người dân…
  • Cần cơ chế ràng buộc  ngân sách “cứng”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Từ những nghiên cứu thựctiễn, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chorằng: được ưu tiên miễn, hoãn, giảm thuế nhưng thiếu nghiêm túc thực hiện nghĩavụ nộp ngân sách mà không bị phạt là một hình thức biểu hiện của việc không ápđặt được cơ chế ràng buộc ngân sách cứng đối với DNNN. Thực tế ở Việt Nam đangtồn tại hiện tượng này, ở cả DN lớn lẫn DN nhỏ, DN được cho là đang kinh doanhcó hiệu quả cũng như DN yếu kém.
  • PVN:  Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả  sản xuất kinh doanh
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) -Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 9/01, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải bày tỏ sự cảm thông với những khó khăn, thách thức mà ngành Dầu khí đã và đang phải đối mặt mà nguyên nhân chính là do giá dầu giảm sâu trong thời gian dài và chưa có dấu hiệu “ấm” lên. Trong bối cảnh đó, ngành Dầu khí cần nỗ lực hơn nữa và phải có những giải pháp đặc biệt bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
  • Kinh tế Việt Nam 2015:  Sáng lên trong thách thức
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - (Gặp gỡ đầu Xuân với GS.TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương)
  • Điều hành chính sách tiền tệ: Tạo dựng niềm tin cho ổn định và phát triển
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Liên tiếp trong 2 kỳ họp cuối năm 2014 và 2015 củaQuốc hội (QH) khóa 13, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đềuđể lại dấu ấn trên nghị trường. Cụ thể, tại kỳ họp thứ 8, số phiếu tín nhiệmcao dành cho Thống đốc đã được cải thiện đáng kể so với trước đó và tại kỳ họpthứ 10 vừa qua, lần đầu tiên, người đứng đầu ngành Ngân hàng không nhận được bấtkỳ chất vấn nào của các đại biểu QH. Từ đây, dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng NHNNđã đảm nhận tốt vai trò điều hành chính sách tiền tệ?
Quy định thế chấp nhà ở trong tương lai: Mong chờ một hướng dẫn cụ thể hơn