Áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường BĐS

(BKTO) - Theo nhận định của Tập đoàn Jones Lang LaSalle Việt Nam thì khu vực Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, cụ thể các nền kinh tế trong khối ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5%/năm so với tốc độ tăng trưởng của toàn cầu là 3,5%/năm. Với mức tăng trưởng 6,3% năm 2016, Việt Nam là một thị trường đầu tư BĐS (BĐS) đầy tiềm năng.




BĐS đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Ảnh: TK
Cơ hội lớn, cạnh tranh cao

Năm 2016 là năm mà ngành xây dựng và BĐS có mức tăng trưởng khá, tình hình tồn kho BĐS có chuyển biến tích cực. Cùng với tiến trình hội nhập và thu hút ngày càng nhiều FDI thì ngành xây dựng và BĐS đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng mạnh. Dự báo tăng trưởng ngành sẽ ở mức hơn 10% trong năm 2017 và sẽ tiếp tục xu hướng này cho đến năm 2025. Tiềm năng lớn đi đôi với áp lực cạnh tranh cao, đó chính là thách thức đối với các DN BĐS.

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chỉ ra rằng, kinh doanh BĐS là lĩnh vực có số DN thành lập mới và vốn đăng ký trong 2 tháng đầu năm tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước (tăng 43,4% về số DN và tăng 63,8% về vốn đăng ký), trong khi số DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của lĩnh vực này lại giảm 22,1%. Cùng với đó, có rất nhiều DN nước ngoài với tiềm lực mạnh và chuyên nghiệp gia nhập vào thị trường, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt. Kết quả cuộc điều tra do Vietnam Report tiến hành mới đây cho biết, DN đánh giá sự xuất hiện ngày càng nhiều “đối thủ cạnh tranh trong ngành” là yếu tố ảnh hưởng nhất đến mục tiêu tăng trưởng của các DN ngành xây dựng - BĐS, với tỷ lệ DN lựa chọn lên tới 54,5%.

Ngoại trừ một số tên tuổi lớn thì nhìn chung các DN BĐS của Việt Nam có quy mô vốn ở mức khiêm tốn, năng lực thiết kế, thi công còn hạn chế nên các dự án đầu tư thường có quy mô nhỏ, manh mún. Hiện tại, thị trường đang có biểu hiện tăng trưởng lệch pha cung - cầu với xu hướng lệch về phía phân khúc BĐS cao cấp. Trong khi đó, dự báo cho năm 2017 và cả những năm tiếp theo, nhiều chuyên gia nhận định thị trường BĐS sẽ có sự chuyển hướng mạnh mẽ vào phân khúc sản phẩm bình dân “vừa túi tiền”, đáp ứng nhu cầu thật của đa số hộ gia đình có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp. Trên thực tế, hầu hết các DN BĐS lớn của Việt Nam đã định hình thị trường mục tiêu là các sản phẩm trong phân khúc thị trường này. Điều này sẽ đem đến nhiều lựa chọn tốt hơn cho khách hàng, tuy nhiên DN lại phải cạnh tranh gay gắt hơn.

M&A để lớn mạnh hơn

Thời gian qua, trên thị trường BĐS diễn ra nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) quy mô lớn ở tất cả các phân khúc. Đây chính là những nước cờ mang tính chiến lược của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số thương vụ điển hình có thể kể đến như Gaw Capital (Hồng Kông) mua lại một loạt những tài sản thương mại từ Indochina Land; Gamuda Land mua lại phần vốn của các nhà đầu tư “nội” trong dự án Celadon City; Tập đoàn Châu Tài Phúc rót vốn cùng đối tác đầu tư dự án nghỉ dưỡng, casino tại Hội An; hay thương vụ Lotte thâu tóm Diamond Plaza…

Không thua kém các DN nước ngoài, nhiều DN tên tuổi trong nước như: VinGroup, Vạn Thịnh Phát, Novaland, Sun Group… đang thể hiện mình là nhà đầu tư chiến lược tầm nhìn xa khi liên tục mua lại những dự án hay khu đất tiềm năng để phát triển sản phẩm một cách chuyên nghiệp tung ra thị trường.

Xu thế M&A tiếp tục sôi nổi trong những tháng vừa qua với hàng loạt động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore. Cụ thể, một nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư mua lại 70% quyền sở hữu tòa nhà văn phòng A&B tại trung tâm TP. HCM; hay Creed Group hợp tác cùng hai nhà đầu tư trong nước phát triển các dự án nhà ở thương mại. Nhà đầu tư đến từ Singapore cũng không kém cạnh khi liên tục củng cố vị thế với việc Keppel Land tham gia vào dự án Empire City và CapitaLand, gia tăng sở hữu ở dự án The Vista; hoặc nổi bật nhất gần đây là Mapletree mua lại toàn bộ khu phức hợp Kumho Asiana Plaza - dự án tầm cỡ bậc nhất tại TP. HCM. TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam - cho rằng, các nhà đầu tư BĐS trong nước đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ sát nhập, hợp tác phát triển khi họ có thể đóng góp sự am hiểu thị trường, cũng như kinh nghiệm vào phát triển sản phẩm.

Nhìn chung, hoạt động M&A “tưng bừng” ở mọi quy mô dự án là minh chứng cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường và khả năng mở ra một chu kỳ phát triển mới. Thị trường BĐS sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn nên các nhà đầu tư sẽ phải chứng tỏ bản lĩnh, kinh nghiệm và đẳng cấp của mình để đạt được các cơ hội hợp tác, tham gia vào thị trường, nhằm hiện thực hóa mục tiêu biến tiềm năng, cơ hội thành lợi nhuận.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Cần tăng tính minh bạch  trong ngành khai khoáng
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Là một trong những ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng, đóng góp lớn cho ngân sách, tuy nhiên, công nghiệp khai khoáng của Việt Nam lại đang đối mặt với không ít thách thức cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong số đó là mức độ minh bạch, đặc biệt trong cấp phép và quản lý thu thuế phí.
  • Tạo cơ chế mới thúc đẩy  cổ phần hóa DNNN
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa (CPH) được 508 DN với tổng giá trị thực tế của các DN là 760,7 nghìn tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 188,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chưa được như kỳ vọng, một phần cũng bởi các quy định về CPH DNNN vẫn còn bất cập.
  • Xếp hạng doanh nghiệp  ngành xây dựng uy tín
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Những DN uy tín nhất ngành xây dựng đã được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) nghiên cứu, xếp hạng và công bố thành danh sách Top 10 chủ đầu tư bất động sản (BĐS), Top 5 DN tư vấn và môi giới BĐS, Top 10 nhà thầu xây dựng và Top 10 DN vật liệu xây dựng uy tín năm 2017.
  • Tăng trưởng là nền tảng cho DN  tiến tới thịnh vượng
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm tôn vinh các DN xuất sắc và có tiềm năng đóng góp lớn cho sự thịnh vượng của đất nước, ngày 13/3, Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Bảng xếp hạng 500 DN Việt Nam thịnh vượng (BP500) năm 2017.
  • Nâng cao hiệu quả của các Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) đang được lấy ý kiếnvà dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 sắp tới. Xung quanh Dựthảo Luật này, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ hỗ trợ DNNVV, tăngcường khả năng tiếp cận của DN với các quỹ này là vấn đề được nhiều đại biểu Quốchội và các DN kỳ vọng.
Áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường BĐS