Quyết liệt đẩy lùi vấn nạn mất an toàn thực phẩm

(BKTO) - Phát triển nông nghiệp côngnghệ cao, tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi, kiểm tra đột xuất và xử lýmạnh tay những cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP)... là những giải pháp sẽđược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đẩy mạnh trong năm2017 để giải quyết tình trạng mất vệ sinh ATTP diễn ra tràn lan hiện nay.




Các ngân hàng ngày càng chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.Ảnh: TS

Phương án tái cơ cấu phù hợp, thiết thực

Thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 254); đồng thời căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN và chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng đến hết năm 2015, các TCTD đã chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại. Theo đánh giá của KTNN, 55 phương án được NHNN chấp thuận cơ bản phù hợp với định hướng, giải pháp của Đề án 254 về các mặt cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị điều hành. Phương án cơ cấu lại của các ngân hàng thương mại nhà nước đều đề cập đến việc nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam; nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để kiểm soát rủi ro trong hoạt động; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có hiệu quả; cơ cấu lại triệt để các công ty con; từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro.

Qua kiểm toán cho thấy, các TCTD cơ bản triển khai thực hiện các nội dung theo đúng lộ trình trong phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt. Sau khi phương án cơ cấu lại được Thống đốc NNNN phê duyệt, tại Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Đảng ủy Vietinbank đã có Kết luận về việc thực hiện phương án cơ cấu lại đến năm 2015, cũng như nhanh chóng chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các khối, phòng triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện; tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Hội đồng thành viên Agribank đã ban hành Nghị quyết thông qua Phương án triển khai Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2013-2015; tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) cũng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 254, đồng thời ban hành các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện hiệu quả trong toàn hệ thống.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, một số TCTD đã tham gia vào cơ cấu lại đối với các TCTD yếu kém. Chẳng hạn, VCB tham gia cơ cấu lại đối với Ngân hàng TMCP Xây dựng, Vietinbank tham gia cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng TMCP Xăng dầu. Bên cạnh đó, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, BIDV đã nhanh chóng triển khai, hoàn tất việc sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và đi vào hoạt động.

Đáng lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 254, định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, các TCTD đã có báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện Đề án gửi NHNN, chỉ rõ những kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý cũng như kiến nghị đối với NHNN và các Bộ, ngành về tình hình thực hiện cơ cấu lại của TCTD.

“Quả ngọt” từ tái cơ cấu

Nhờ việc xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án tái cơ cấu phù hợp, hệ thống ngân hàng đã có những “quả ngọt”. Minh chứng là nhiều chỉ tiêu trong hoạt động liên tục tăng qua các năm. Trước khi có Đề án 254, tài sản có của toàn hệ thống các TCTD là 4.993,9 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng là 2.631,2 nghìn tỷ đồng, huy động vốn là 4.294,2 nghìn tỷ đồng, góp vốn mua cổ phần là 55,6 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2014, các con số này đã tăng lên lần lượt là 6.514,9 nghìn tỷ đồng, 3.667,2 nghìn tỷ đồng, 5.758,8 nghìn tỷ đồng và 62,8 nghìn tỷ đồng…

Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 4,08% năm 2012 xuống còn 3,25% năm 2014. Con số 231,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý qua 2 năm 2013 và 2014 đã khẳng định sự nỗ lực của hệ thống TCTD và Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc giải quyết nợ xấu.

Kết quả kiểm toán cũng cho biết, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được ổn định và củng cố, các chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả của các TCTD đều được cải thiện. Tỷ lệ an toàn vốn luôn đạt cao hơn mức quy định của pháp luật (không dưới 9%). Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn giảm nhờ tín dụng tăng trưởng chậm lại và ở mức hợp lý trong khi nguồn vốn huy động tiếp tục tăng khá cao. Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay tăng và hầu hết các TCTD đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định. Rủi ro về vàng cơ bản được loại bỏ nhờ việc đóng trạng thái vàng; rủi ro ngoại tệ đã giảm đáng kể. Tỷ trọng tín dụng ngoại tệ so với tổng dư nợ tín dụng tiếp tục duy trì ổn định và ở mức thấp.

Cùng với việc cải thiện nhiều chỉ tiêu, các TCTD đã không ngừng đẩy mạnh công tác phát triển và cơ cấu lại mạng lưới hoạt động đảm bảo phát huy và khai thác hết khả năng trên thị trường; đồng thời luôn chủ động và tích cực rà soát danh mục đầu tư để thực hiện thoái vốn đối với các khoản đầu tư chưa đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả đầu tư thấp, tiềm ẩn rủi ro, cũng như hiện thực hóa lợi nhuận đối với các khoản đầu tư lãi cao.

Trong nỗ lực thực hiện tái cơ cấu, các TCTD nhà nước còn đặc biệt chú trọng tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, đổi mới toàn diện và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. “Mỗi TCTD đều đã xây dựng và triển khai Quy chế kiểm tra, giám sát; thực hiện kiểm tra từ xa và trực tiếp tại chi nhánh; xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm luôn có sự kết hợp giữa kiểm tra diện rộng theo kế hoạch định kỳ với kiểm tra theo chuyên đề. Công tác kiểm tra, kiểm soát đã bao quát các lĩnh vực hoạt động và được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; chất lượng các khuyến nghị sau kiểm tra từng bước được nâng cao. Ngoài ra, các TCTD đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng công nghệ bảo mật, đảm bảo ổn định và đồng nhất, luôn được kết nối thông suốt trong quá trình hoạt động” - Báo cáo của KTNN nêu rõ.

Với những kết quả trên, diện mạo mới của hệ thống ngân hàng đã được hình thành sau 4 năm thực hiện tái cơ cấu (2011-2015).

(Kỳ sau đăng tiếp)
THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp, hiện đại
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cùng với việcthực hiện hiệu quả công tác thu, phát triển đối tượng tham gia, giải quyết chếđộ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHXHViệt Nam đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm hướng đến mục tiêuxây dựng một hệ thống BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả cao.
  • Những nụ cười mến khách giữa lòng phố cổ Hội An
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Tôi đến Hội An (Quảng Nam) không chỉđể được ngồi nhâm nhi tách cà phê, ngâm nga theo những bản tình ca Pháp và chiêmngưỡng vẻ đẹp cổ kính, muôn màu của phố phường. Động lực thôi thúc tôi cũng nhưnhiều du khách trở lại nơi đây còn bởi nét đẹp đặc biệt trong tâm hồn người dânxứ Quảng, những con người đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho bao nhiếp ảnhgia trong hành trình tìm về Hội An - di sản văn hóa của thế giới.
  • Phát triển bền vững đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Năm 2016 khéplại với việc phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểmy tế (BHYT) đã đạt và vượt chỉ tiêu Chính phủ giao là một thành công lớn củangành Bảo hiểm xã hội (BHXH), mở ra hy vọng hiện thựchóa mục tiêu BHYT toàn dân. Tuy nhiên, để phát triển đối tượng BHYT một cách bềnvững vẫn là thách thức lớn.
  • Làng hoa Cái Mơn làm đẹp ngày xuân
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - VùngCái Mơn chuyên sản xuất cây giống, hoa kiểng, được ví như “Vương quốc”của câycảnh, bao gồm xã Vĩnh Thành và một phần của các xã Phú Sơn, Tân Thiềng, VĩnhHòa, Hưng Khánh Trung B, Long Thới. Trong những chợ hoa ngày tết ở miền Nam,sản lượng hoa ở Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) luôn chiếm tới hơn 50%, cònlại là hoa của làng hoa Sa Đéc, làng hoa Hóc Môn và các vùng trồng hoa ở địaphương.
  • Mở rộng cánh cửa thu hút đầu tư nước ngoài cho giáo dục
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừacông bố lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tưnước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (dự thảo Nghị định). Bên cạnh những quy địnhmới cởi mở hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư, việc nâng mức vốn đầu tư cũng đượckỳ vọng sẽ nâng tầm quy mô dự án cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơsở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Quyết liệt đẩy lùi vấn nạn mất an toàn thực phẩm