Giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất nông, lâm trường: Vẫn chưa quyết liệt, triệt để

(BKTO) - Quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường hiệu quả luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý nguồn đất đai này vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật vẫn chưa được giải quyết triệt để.



Tranh chấp, vi phạm pháp luậtvề đất đai dưới nhiều hình thức

Đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường là nguồn tài nguyên quý giá, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tính đến tháng 12/2017, tổng diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng là 9,19 triệu ha, chiếm 27,75% diện tích đất liền của cả nước.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đòi lại đất, vi phạm pháp luật về đất đai và bảo vệ, phát triển rừng ở các nông, lâm trường vẫn còn phổ biến dưới nhiều hình thức như: hộ gia đình, cá nhân đòi lại đất của ông cha trước đây mà Nhà nước đã giao cho các công ty nông, lâm nghiệp quản lý và đòi lại khi đã hết thời hạn nhận khoán hoặc hết chu kỳ kinh doanh theo hợp đồng; kiến nghị thu hồi đất của các nông, lâm trường để giao lại cho các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, hoàn cảnh kinh tế khó khăn; tranh chấp đất đai giữa người dân di cư tự do từ các địa phương khác đến lấn chiếm đất đai của các nông, lâm trường và các hộ gia đình, cá nhân tại chỗ đang nhận khoán đất của các nông, lâm trường; khiếu nại việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận cho công ty nông, lâm nghiệp chồng lấn lên đất của người dân đang sử dụng…

Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh cho thấy, nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở, công trình dịch vụ gây nhiều bức xúc; có nơi khoán đất không nhằm mục đích sản xuất mà để đầu cơ, chờ cơ hội bán đất kiếm tiền. Tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai trong các nông, lâm trường vẫn còn nhiều dưới các hình thức: lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất, chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật. Không ít trường hợp kéo dài đã nhiều năm nhưng chậm được giải quyết. Tại nhiều nông trường, tình trạng trên vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Bên cạnh đó, kết quả cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp cho thấy, hiện cơ quan chức năng mới chỉ cấp đổi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất được 1.666 hồ sơ/9.862 hồ sơ, đạt 16,9%. Cả nước mới có 11/45 tỉnh cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất; 13/45 tỉnh cơ bản hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất.

Cần tăng cường giám sátviệc tuân thủ pháp luật

Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân cho rằng: Công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường ở các địa phương còn bất cập, việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai chưa đầy đủ. Cùng với đó, sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở với các công ty nông, lâm nghiệp chưa chặt chẽ dẫn đến việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, giải quyết tranh chấp đất đai chưa được xử lý một cách triệt để. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các công ty nông, lâm nghiệp.

Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, việc UBND một số địa phương chưa triển khai quyết liệt thu nộp tiền thuê đất của các công ty nông, lâm nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các công ty này buông lỏng quản lý đất đai, cố tình giữ lại đất đai mặc dù nguồn lực lao động hiện tại hạn chế, để đất đai bị xâm lấn, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết trái pháp luật, giao khoán, phát canh thu tô.

Đồng quan điểm trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh: Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhiều vụ việc còn kéo dài nhưng biện pháp xử lý chưa có. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được thực hiện thường xuyên; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất…

Đưa ra những giải pháp cho vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh, cần tăng cường sự giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, chấp hành chính sách đất đai đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường, đặc biệt chú trọng giải quyết những vụ việc tồn đọng, ngăn ngừa và xử lý những vụ việc phát sinh mới. Bên cạnh đó, giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho người dân địa phương bằng cách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Điều này cũng sẽ giảm được áp lực về nhu cầu đất đai cũng như những tranh chấp, khiếu kiện đòi lại đất, lấn chiếm, phá rừng làm rẫy của người dân.
LONG HOÀNG
Theo Báo Kiểm toán số 41 ra ngày 11-10-2018
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp Việt vẫn lơ là cảnh báo sai phạm và kiểm soát rủi ro
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sự thiếu chủ động kiểm soát dẫn đến chậm trễ trong xử lý sai phạm, khủng hoảng là nguyên nhân chính khiến cho DN phát triển không bền vững. Do đó, việc xây dựng hệ thống báo cáo sai phạm, đi đôi với tăng cường năng lực quản trị sẽ giúp cho DN ngày càng minh bạch hơn trong mắt đối tác nước ngoài, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ khủng hoảng lan rộng.
  • Tầm soát ung thư vú cho phụ nữ tuổi 40
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ung thư vú thế giới và hướng tới kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" phối hợp với Bệnh viện K triển khai chiến dịch “Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40” tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía bắc, miền trung. Chiến dịch diễn ra từ ngày 13/10 đến hết ngày 3/11.
  • Sắp diễn ra chung kết Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chung kết Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi sẽ diễn ra vào ngày 30/10 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia tranh tài của 6 đội thi xuất sắc đại diện cho 3 khu vực.
  • Bộ Y tế phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sáng 13/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, từng gia đình và toàn xã hội tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • Triển khai hệ thống y tế từ xa cho 26 trạm y tế điểm
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 trạm y tế điểm các tỉnh phía Nam, do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/10 tại TP. HCM, đại diện Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, Bộ sẽ triển khai hệ thống y tế từ xa (telemedicine) cho các trạm y tế nhằm tối ưu hóa sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên trong công tác khám chữa bệnh.
Giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất nông, lâm trường: Vẫn chưa quyết liệt, triệt để