Giải bài toán nguồn cung gỗ nguyên liệu

(BKTO) - Năm 2014, kimngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam đạt 6,23 tỷ USD, nằm trong 5 mặthàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của năm. Đến nay, các sản phẩm gỗ củaViệt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, biến Việt Nam thành mộttrong những trung tâm chế biến gỗ của thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung gỗ nguyênliệu của nước ta vẫn phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài, điều này có thể gây ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành.




Phần lớn các DN gỗ phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu để gia công làm hàng xuất khẩu. Ảnh: T.K
Phụ thuộc lớn vào nhập khẩu

Phát biểu tại buổi đối thoại "Vai trò của gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong ngành chế biến gỗ Việt Nam và hướng đi nào cho ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu” mới đây, ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết: Trong năm 2014, Việt Nam phải nhập khẩu 2 triệu m3 gỗ xẻ và 1,4 triệu m3 gỗ tròn từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 1,72 tỷ USD, tương đương với khoảng 27,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong cùng năm (6,23 tỷ USD).

Cụ thể, với sản phẩm gỗ tròn, lượng nhập từ 10 quốc gia có nguồn cung lớn nhất cho Việt Nam là 1,15 triệu m3. Trong đó, nhập khẩu từ các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu cao như Hoa Kỳ (khoảng 61.600 m3), Đức (khoảng 57.000 m3). Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn gỗ tròn từ các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu thấp, bao gồm Lào 308.600 m3 (đứng đầu trong 10 quốc gia có lượng cung lớn nhất) và Myanma là 84.300 m3 (đứng thứ 5)…

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đàm phán quy định về thành phần giá trị khu vực, khi đó một sản phẩm cần có tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 55% tổng giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất không được nhập khẩu nhiều hơn 45% nguyên vật liệu từ các quốc gia không phải là thành viên TPP để chế tạo, sản xuất, bao gồm cả chi phí chế biến. Đây là những quy định đáng lo ngại với lĩnh vực sản xuất gỗ Việt Nam do phục thuộc quá lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ khó đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa.

Cùng với đó, phát biểu tại Hội nghị thường niên Đối tác Lâm nghiệp năm 2015 mới đây, Phó Chủ tịch Hội Chế biến gỗ và Mỹ nghệ TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Hạnh cũng cho rằng, các DN xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đang phải đối mặt với việc gia tăng xu hướng bảo hộ của Chính phủ các nước đối tác. Cụ thể, theo các quy định của Hiệp định Đối tác song phương về quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT), sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU phải có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, không được trộn lẫn các sản phẩm gỗ hợp pháp và chưa được xác minh. Nhưng trên thực tế, phần lớn DN chế biến gỗ nước ta thường mua gỗ của dân, không lưu lại hồ sơ; giấy tờ mua bán nếu có thì chỉ là giấy viết tay, không đầy đủ căn cứ pháp lý.

Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu

Trước những thách thức đó, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để phát triển bền vững, ngay từ bây giờ, các DN ngành gỗ cần phải tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu; tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước; đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cấp chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tinh…

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi cho rằng, DN cần bám sát Đề án tái cơ cấu ngành, quản lý bền vững và có hiệu quả tổng diện tích 8,4 triệu ha rừng sản xuất được quy hoạch; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ để cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho các khu vực gần nhà máy và cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và khu vực lân cận. Đồng thời, các DN nên tập trung phát triển sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre; xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả đối với cả thị trường trong và ngoài nước.

Một số chuyên gia lại cho rằng, trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, mỗi quốc gia có thể chỉ đóng vai trò trong những khâu nhất định của chuỗi cung cấp. Do vậy, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu không nhất thiết phản ánh tính không bền vững trong phát triển của ngành. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để có cơ chế hiệu quả nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nguồn gỗ nhập khẩu, từ đó giảm rủi ro cho các DN khi tham gia chuỗi cung toàn cầu. Như vậy, nếu nhìn ở khía cạnh này, việc phải tuân thủ những quy định của FLEGT sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam duy trì và mở rộng thị trường cho sản phẩm gỗ tại EU, nâng cao hình ảnh quốc gia và thương hiệu cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.

THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Tâm tư và kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốchội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủyban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.854 ý kiến, kiến nghị của cử tri vànhân dân cả nước gửi tới Quốc hội, trong đó có 1.920 ý kiến, kiến nghị của cửtri được phản ánh qua Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và 1.934 ý kiến, kiến nghị của nhân dân qua hệ thống MTTQ Việt Namcác cấp. Tại phiên khai mạc kỳ họp, Chủtịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày trước Quốc hội bản Báo cáo tổnghợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.
  • Ô nhiễm nước đã và đang ngoài tầm kiểm soát
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nguồn tài nguyên nước Việt Nam đang ngày càng suythoái, thậm chí bị phá hủy do ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế vàkhai thác cho mục đích sinh hoạt của con người. Nghiêm trọng hơn, ô nhiễm môitrường nước đang có xu hướng phát triển ngoài tầm kiểm soát.
  • Sẵn sàng cho một kỳ thi tiết kiệm, an toàn và nghiêm túc
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổthông (THPT) quốc gia 2015 tại nhiều địa phương trên cả nước đã cơ bản hoànthành. Với nhiều điểm mới của kỳ thi, đặc biệt là việc tổ chức thi theo cụm,phân loại thí sinh dự thi..., Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, kỳthi năm nay sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách cũng như gánh nặng kinh phí cho giađình thí sinh.
  • Sớm “gỡ khó” cho Luật Giáo dục nghề nghiệp
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thời gian gầnđây, trên báo chí đã diễn ra cuộc tranh luận giữa đại diện của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT)về việc Bộ nào sẽ quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
  • THỤY VĂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: Thành công nhờ khơi dậy sức dân
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dù không phải là địa phương được chọn làm điểmxây dựng nông thôn mới (NTM), tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, Chương trình xây dựng NTM của xã Thụy Văn(huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Diệnmạo nông thôn, đời sống của người dân nơi đây đã thực sự đổi mới và khởi sắc.
Giải bài toán nguồn cung gỗ nguyên liệu