Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nguy cơ tiếp tục vỡ tiến độ

(BKTO) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, Dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT)Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được “chốt” lại tiến độ cuối năm 2016 sẽ chínhthức được đưa vào khai thác thương mại. Thế nhưng, đến nay nhiều hạng mục vẫnchưa được hoàn thành từ phần thô, công tác mua sắm thiết bị của dự án cũng đangtriển khai rất chậm.




Dự án ĐSĐT Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông tiếp tục phải giãn tiến độ đến cuối năm 2016. Ảnh: TS

Dự án ĐSĐT Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, được khởi công ngày 10/10/2011, kế hoạch hoàn thành ban đầu là tháng 11/2013 nhưng đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành và tiếp tục phải giãn tiến độ đến cuối năm 2016. Cũng vì chậm tiến độ, cùng với thay đổi thiết kế, tổng mức đầu tư của Dự án đã tăng từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD so với ban đầu).

Hiện công tác mua sắm thiết bị triển khai rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ toàn bộ dự án. Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD & CLCTGT) - Bộ GTVT cho biết, trong 12 chuyên ngành về thiết bị, đến nay mới triển khai được 1/12 là sản xuất đoàn tàu, còn 11/12 chuyên ngành chưa triển khai do chưa phê duyệt được hồ sơ mời thầu. Hầu hết nhà ga đã thi công xong phần ke ga và chuẩn bị tiến hành lắp đặt hệ khung giàn mái che các nhà ga. Tuy nhiên, còn một số các hạng mục phụ trợ tổng thầu EPC (Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 - Đường sắt Trung Quốc) vẫn chưa ký hợp đồng với các nhà thầu phụ. Cụ thể tổng thầu đã ký được 4 hợp đồng thầu phụ, 8 nhà ga còn lại chưa được tổng thầu ký kết. Từ thực trạng trên, Cục QLXD & CLCTGT yêu cầu tổng thầu khẩn trương đàm phán, thương thảo hợp đồng với các nhà thầu phụ những hạng mục còn lại của nhà ga xong trước ngày 15/4 để các nhà thầu phụ triển khai thi công. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu phụ huy động thêm nhân lực, máy móc, thiết bị để thi công các hạng mục còn lại của Dự án, đẩy nhanh tiến độ, bù lại tiến độ bị chậm trong thời gian qua.

Theo báo cáo của tổng thầu, giá thép đang tăng so với trước đây, các nhà thầu phụ đang kiến nghị tổng thầu điều chỉnh lại giá thép cho phù hợp với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo hợp đồng EPC, tổng thầu ký kết với Ban Quản lý dự án (QLDA) Đường sắt (Bộ GTVT), đơn giá đó là cố định nên không thể điều chỉnh được. Cục QLXD & CLCTGT kiến nghị Bộ GTVT tổ chức cuộc họp nghe các bên liên quan báo cáo để xem xét, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Cũng theo Cục QLXD & CLCTGT, gần đây đơn vị đã báo cáo Bộ GTVT về việc ký hợp đồng với thầu phụ thi công các hạng mục trên khu Depot (trung tâm điều hành) còn quá chậm. Bộ GTVT đã có công điện gửi Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 - Đường sắt Trung Quốc, yêu cầu đấy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, tại hiện trường vẫn chưa có chuyển biến.

Trước đó, tại cuộc họp giao ban định kỳ với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện và triển khai các giải pháp để đảm bảo tiến độ thi công các hạng mục còn lại của Dự án ĐSĐT tuyến Cát Linh - Hà Đông được tổ chức vào đầu tháng 3 vừa qua, ông Dư Giang - Giám đốc điều hành dự án (tổng thầu EPC) thừa nhận, tiến độ một số ga đang chậm từ 9 đến 20 ngày so với kế hoạch. Nguyên nhân chậm là do thiếu vốn, hiện tổng thầu còn nợ các nhà thầu phụ khoảng 400 tỷ đồng. Ông Dư Giang khẳng định: tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn là vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất hiện nay. Tổng thầu đang xem xét giải ngân tiếp cho các nhà thầu phụ và sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan phía Trung Quốc để thống nhất tổng mức đầu tư, sau đó sẽ giải ngân khoảng 19 triệu USD nữa. Tập đoàn sẽ điều động thêm vốn để giải quyết khó khăn tài chính và nếu giải quyết được, cơ bản đến tháng 9/2016 sẽ hoàn thành các hạng mục như cam kết.

Tuy nhiên, theo ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt, việc giải ngân, thanh toán của tổng thầu cho các nhà thầu phụ đang gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc đang siết dòng tiền ra nước ngoài trong đó có Dự án ĐSĐT tuyến Cát Linh - Hà Đông. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ chung của Dự án.

Cũng tại cuộc họp này, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, các bên liên quan vẫn phải đảm bảo hoàn thành dự án vào cuối năm 2016 theo tiến độ đề ra. Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA phải rà soát lại các gói thầu mà tổng thầu đang triển khai để thúc đẩy việc ký kết hợp đồng và làm thủ tục thanh quyết toán nhanh nhất cho các nhà thầu, giải quyết dứt điểm vấn đề phát sinh. Các nhà thầu phụ cũng phải khắc phục khó khăn để ứng vốn thi công và đề nghị tổng thầu ký hết hợp đồng với các nhà thầu nhằm đưa công trình về đích đúng hẹn.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Giá trị đi vào cuộc sống
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Các Vua Hùng đãcó công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn củaBác với cán bộ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại cửa Đền Giếng cách đây 62 năm trongKhu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) đã in dấu trong trái tim bao thế hệ người dân ViệtNam. Tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, hằng năm, cứ đến dịp mùng mười 10/3 Âmlịch, từng dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại nô nức tìm về đất Tổ, để đượcchiêm bái và tỏ lòng thành kính trước các bậc thánh nhân.
  • Trả giáo dục về đúng giá trị!
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Tăng lương không phải là đòi hỏi quá đáng của giáoviên mà chính là sự trân trọng của xã hội đối với giáo dục. Chỉ khi nào cácthầy cô không còn vật lộn với cơm áo gạo tiền cho mình và cho gia đình thì lúcấy, giáo dục mới trả về đúng giá trị thực tế của nó” - đó là một trong nhữngmong mỏi của đội ngũ nhà giáo gửi tới tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BộGD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ. Những dòng tâm thư này xuất hiện trên fanpage “Chúngtôi là giáo viên” mới đây và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của bạn đọc.
  • “Sống chung” với hạn, mặn
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chưa bao giờ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)lại đối mặt với hạn, mặn khốc liệt như hiện nay. Bài toán đẩy lùi hạn, mặn, giữđủ nguồn nước ngọt đang đặt ra vô cùng bức thiết trong bối cảnh những tác độngtiêu cực từ biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
  • Tuyên chiến với thực phẩm bẩn
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tuần qua, dư luận xã hội lại được phen “dậysóng” vì phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao ĐứcPhát khi ông phát biểu trước nghị trường rằng: “Đa số thực phẩm của chúng ta antoàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn”. Dù sauđó, Bộ trưởng đã lên tiếng xin lỗi, đính chính vì không diễn đạt rõ ràng để ngườidân hiểu rõ ý nghĩ của mình, nhưng vấn đề mà ông nhắc tới đã đổ thêm sức nóng chothực trạng thực phẩm bẩn bủa vây và giết mòn người dân.
  • Từ vụ nổ ở Hà Đông: Giật mình vì những lỗ hổng chết người
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nguyên nhân của vụ nổ kinh hoàng tại Hà Đông (HàNội) vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra, song dư luận xã hội nhữngngày này đều không khỏi lo lắng, sợ hãi. Vụ việc một lần nữa gióng lên hồichuông cảnh báo về ý thức tuân thủ, chấp hành quy định phòng chống cháy nổ củangười dân cũng như công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh phế liệu của cơ quan chức năngcòn nhiều yếu kém.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nguy cơ tiếp tục vỡ tiến độ