Xây dựng nền an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến, bền vững

(BKTO) - Việc thực hiện các chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cần được đánh giá tổng thể theo hướng chỉ rõ các kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng nền an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến, phát triển bền vững.



                
   

Toàn cảnh Phiên họp lần thứ nhất của Tổ Biên tập tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI. Ảnh:molisa.gov.vn

   

Sáng 06/5, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tổ Biên tập Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết Trung ương 5) đã tổ chức Phiên họp lần thứ nhất.

Phiên họp nhằm tập trung rà soát kế hoạch, tiến độ về tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI; xác định những vấn đề lớn phải tham mưu với Trung ương về các chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
                
   

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi chỉ đạo tại Phiên họp. Ảnh:molisa.gov.vn

   

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi - thành viên Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, Tổ phó Tổ Biên tập - cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, công tác an sinh xã hội đạt được nhiều thành tựu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Việt Nam hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ, cải thiện chỉ số phát triển con người (HDI). Hệ thống chính sách cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân.

Trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm cả nước giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 6 đến 8 nghìn trường hợp người có công với cách mạng. Hiện cả nước có trên 1,3 triệu người có công được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Bình quân hằng năm 1,5 - 1,6 triệu người được giải quyết việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 2% đến 2,2%. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng từ 10,2 triệu người năm 2011 lên gần 16,6 triệu người vào năm 2021.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 được thực hiện hiệu quả. Thu nhập bình quân của hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng 3,5 lần so với năm 2010.

Việt Nam đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu trong cuộc chiến chống đói nghèo…

Bên cạnh các kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, một số chính sách chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng, thiếu bền vững, đồng bộ, chưa đồng đều giữa các địa phương.

Chênh lệch về mức sống, hưởng thụ văn hóa, tinh thần giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng còn lớn.

Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chất lượng an sinh xã hội có mặt còn hạn chế, đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý còn bất cập, trình độ quản lý chưa cao, vẫn còn hiện tượng lạm dụng, trục lợi chính sách.

Nhằm triển khai có hiệu quả công tác tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi yêu cầu thành viên Tổ Biên tập tổ chức tổng kết, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan.

Đặc biệt, cần làm rõ những thiếu sót, khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Đồng thời, phát hiện các vấn đề xã hội nảy sinh mới do quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, tác động của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, môi trường… dẫn đến sự thay đổi về công ăn việc làm, sản xuất hàng hóa, cán cân cung cầu.

Từ đó, Tổ Biên tập cần đề xuất các giải pháp có tính chất đột phá, đổi mới đối với các lĩnh vực chính sách xã hội một cách toàn diện, bảo đảm xây dựng nền an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến, phát triển bền vững./.

THÀNH ĐỨC
         
Ngay sau khi có chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH đã khẩn trương xây dựng kế hoạch tổng kết, đề cương sơ bộ báo cáo tổng kết trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; trình Ban Bí thư ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI. Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan xây dựng dự thảo các tài liệu trình Ban Chỉ đạo; thành lập Bộ phận thường trực để hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị xây dựng báo cáo.



Cùng chuyên mục
  • Thỏa ước lao động tập thể giúp giải quyết các thách thức về việc làm
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thương lượng tập thể đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ đại dịch và có thể tạo ra một phương tiện hiệu quả giúp người sử dụng lao động và người lao động giải quyết những thách thức mới nổi đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thế giới việc làm.
  • Lãnh đạo Petrovietnam đôn đốc tiến độ Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Kiểm tra và đôn đốc tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã nghe thông tin từ Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu PETROCONs sẽ nỗ lực hòa điện đồng bộ Tổ máy số 1 trước ngày 10/5/2022.
  • Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp ngành hàng gia vị, rau quả
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sáng 06/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam (SFV-Export)”.
  • Nâng chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến góp ý với Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Chương trình hành động) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng.
  • Ngày 06/5, số mắc mới Covid-19 giảm còn 3.819 ca
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 05/5 đến 16h ngày 06/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.819 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 3.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 486 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 2.706 ca trong cộng đồng).
Xây dựng nền an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến, bền vững