Tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số

(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.



                
   

Ảnh minh họa- Nguồn: chinhphu.vn

   
Mục tiêu tổng quát của Chương trình tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước để cung cấp nước sinh hoạt, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là tìm kiếm các nguồn nước dưới đất có trữ lượng, chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước phục vụ sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; xây dựng được các công trình cấp nước phù hợp với điều kiện ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt bền vững, an toàn cho nhân dân.

Chương trình thực hiện tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn 41 tỉnh với số vùng được điều tra, đánh giá là 325 vùng, gồm: Khu vực Bắc Bộ (15 tỉnh): Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; với số vùng được điều tra đánh giá là: 147.

Khu vực Bắc Trung Bộ (5 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; với số vùng được điều tra đánh giá là: 32.

Khu vực Nam Trung Bộ (7 tỉnh): Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; với số vùng được điều tra đánh giá là: 48.

Khu vực Tây Nguyên (4 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông; với số vùng được điều tra đánh giá là: 45.

Khu vực Nam Bộ (10 tỉnh): An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước; với số vùng được điều tra đánh giá là: 53.

Chương trình bao gồm 3 dự án thành phần: Dự án 1- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 2 - Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 3- Xây dựng hệ thống cấp nước tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2015 đến năm 2023, chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 2015 đến năm 2020), thực hiện điều tra, tìm kiếm xác định trữ lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất tại các vùng có nhu cầu cấp bách nhất về nguồn nước tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; thực hiện công tác nghiên cứu, lựa chọn mô hình cấp nước, công nghệ và giải pháp kỹ thuật để khai thác nguồn nước đảm bảo cấp nước bền vững; thực hiện khai dẫn các nguồn nước có trữ lượng và chất lượng đảm bảo, xây dựng công trình cấp nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến năm 2023), thực hiện điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất các vùng còn lại; thực hiện công tác nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm quản lý, bảo vệ, làm giàu các tầng chứa nước dưới đất tại các vùng nghiên cứu; nghiên cứu các giải pháp chính sách phù hợp nhằm quản lý khai thác bền vững các công trình cấp nước sạch, quan trắc, đánh giá tình hình ổn định của các mô hình cấp nước đã xây dựng trong các nghiên cứu ở giai đoạn 1; thực hiện khai dẫn các nguồn nước có trữ lượng và chất lượng đảm bảo, xây dựng công trình cấp nước bền vững phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • Phát triển thành phố thông minh và giao thông xanh, sạch:  Kinh nghiệm từ quốc tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong các phiên họp tại Diễn đàn Liên Chính phủ giao thông bền vững môi trường khu vực châu Á lần thứ 12 (Diễn đàn) diễn ra mới đây, nhiều đại biểu quốc tế đã cùng chia sẻ kinh nghiệm phát triển thành phố thông minh và giao thông xanh, sạch, trong đó nhấn mạnh muốn xây dựng một thành phố thông minh, cần ưu tiên phương thức vận tải công cộng, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến.
  • Báo động tình trạng lao động di cư bất hợp pháp
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Mong muốn có một công việc với thu nhập tốt ở nước ngoài, nhiều lao động Việt thiếu hiểu biết đã chấp nhận đánh đổi tính mạng để tham gia vào các đường dây nhập cư “chui”, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.
  • Kinh nghiệm quốc tế trong mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) là mục tiêu mà tất cả hệ thống BHYT của mỗi quốc gia đều đặt ra. Để thực hiện việc mở rộng độ bao phủ BHYT, các nước trong đó có Việt Nam thường áp dụng hai chính sách khá hiệu quả: Sử dụng NSNN và quy định tham gia BHYT hộ gia đình.
  • Hơn 41 nghìn bệnh nhân HIV/AIDS nhận thuốc ARV do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ tháng 3/2019, bệnh nhân HIV/AIDS trên toàn quốc đã được sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) trong điều trị từ nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) thay cho nguồn viện trợ quốc tế trước đó. Tính đến tháng 10, đã có 41.191 bệnh nhân được nhận thuốc ARV từ nguồn Quỹ BHYT.
  • Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho người bệnh bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4179/BHXH-DVT về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho người bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số