Tăng cường công tác giám định và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thứ Bảy, 26/06/2021 10:45:49
(BKTO) - Trước những tồn tại, bất cập trong công tác giám định và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn yêu cầu BHXH các địa phương tăng cường công tác này, nhằm giải quyết những bất cập, vướng mắc, đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT.
-
Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân góp phần nâng cao sức khỏe, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
-
Nhiều chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7
-
Ban hành tạm thời quy trình giám định pháp y tử thi liên quan đến Covid-19
-
“Bước ngoặt” thay đổi phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
-
Đề xuất thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người mắc bệnh lao
-
Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế đối với xét nghiệm Covid-19
Nhiều hành vi lạm dụng, trục lợi chưa được phát hiện
Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, BHXH các tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, hoàn thành mục tiêu kép của ngành trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, theo thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, báo cáo kiến nghị của cơ sở KCB BHYT cũng như kết quả kiểm tra rà soát cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin giám định BHYT cho thấy còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Điển hình như, việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT giữa cơ quan BHXH với cơ sở KCB chưa được thực hiện kịp thời theo đúng quy định tại Điều 32 Luật BHYT; còn tình trạng chậm tạm ứng, tạm ứng kinh phí KCB khi thừa, khi thiếu.
Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng KCB BHYT không hoàn thành đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ; tình trạng thống kê, thanh toán chi phí KCB BHYT không hợp lý, không đúng quy định, thanh toán khống chi phí KCB BHYT vẫn xảy ra.
Đồng thời, công tác giám định trực tiếp tại cơ sở KCB chưa được thường xuyên dẫn đến không phát hiện được tình trạng kê khống đơn thuốc, dịch vụ kỹ thuật, cấp khống giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH...Một số trường hợp bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can là cán bộ nhân viên của cơ sở KCB có hành vi trục lợi quỹ KCB BHYT nhưng BHXH tỉnh không kịp thời phát hiện, báo cáo BHXH Việt Nam (như tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái).
Kết hợp giám định điện tử và giám định trực tiếp
Trước những bất cập trên, để đảm bảo việc thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định của pháp luật, chống tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT, sử dụng nguồn kinh phí KCB BHYT được Thủ tướng Chính phủ giao tiết kiệm và hiệu quả, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nghiêm việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định tại Điều 32 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác giám định BHYT, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 về công tác giám định BHYT theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại Công văn số 3868/BHXH-CSYT ngày 7/12/2020; kết hợp chặt chẽ giữa giám định trên hệ thống và trực tiếp tại cơ sở KCB để kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ KCB BHYT.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Thanh tra, Công an) để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ KCB BHYT, đồng thời báo cáo BHXH Việt Nam để chỉ đạo, giải quyết.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các địa phương tăng cường trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tham gia BHYT, đặc biệt không để tình trạng người bệnh BHYT phải chi trả các chi phí KCB thuộc phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định.
Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, BHXH các tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, hoàn thành mục tiêu kép của ngành trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, theo thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, báo cáo kiến nghị của cơ sở KCB BHYT cũng như kết quả kiểm tra rà soát cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin giám định BHYT cho thấy còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Điển hình như, việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT giữa cơ quan BHXH với cơ sở KCB chưa được thực hiện kịp thời theo đúng quy định tại Điều 32 Luật BHYT; còn tình trạng chậm tạm ứng, tạm ứng kinh phí KCB khi thừa, khi thiếu.
Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng KCB BHYT không hoàn thành đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ; tình trạng thống kê, thanh toán chi phí KCB BHYT không hợp lý, không đúng quy định, thanh toán khống chi phí KCB BHYT vẫn xảy ra.
Đồng thời, công tác giám định trực tiếp tại cơ sở KCB chưa được thường xuyên dẫn đến không phát hiện được tình trạng kê khống đơn thuốc, dịch vụ kỹ thuật, cấp khống giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH...Một số trường hợp bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can là cán bộ nhân viên của cơ sở KCB có hành vi trục lợi quỹ KCB BHYT nhưng BHXH tỉnh không kịp thời phát hiện, báo cáo BHXH Việt Nam (như tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái).
Kết hợp giám định điện tử và giám định trực tiếp
Trước những bất cập trên, để đảm bảo việc thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định của pháp luật, chống tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT, sử dụng nguồn kinh phí KCB BHYT được Thủ tướng Chính phủ giao tiết kiệm và hiệu quả, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nghiêm việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định tại Điều 32 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác giám định BHYT, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 về công tác giám định BHYT theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại Công văn số 3868/BHXH-CSYT ngày 7/12/2020; kết hợp chặt chẽ giữa giám định trên hệ thống và trực tiếp tại cơ sở KCB để kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ KCB BHYT.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Thanh tra, Công an) để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ KCB BHYT, đồng thời báo cáo BHXH Việt Nam để chỉ đạo, giải quyết.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các địa phương tăng cường trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tham gia BHYT, đặc biệt không để tình trạng người bệnh BHYT phải chi trả các chi phí KCB thuộc phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định.
Đ. KHOA
Tin cùng chuyên mục
-
Thách thức giảm nghèo
-
Tri ân cựu Thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Trị
-
Trước 15/8, phải có giải pháp xử lý, đôn đốc giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
-
Ứng dụng VssID: Bước đột phá giúp thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế công khai, minh bạch
-
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm
-
Khẩn trương hoàn thành giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
-
Phối hợp nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
-
Tỷ lệ nghèo đa chiều trong dân tộc thiểu số giảm từ 20% xuống còn 10%
-
Khẩn trương giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
-
Giai đoạn 2022-2025, hỗ trợ ít nhất 8.000 thanh niên khởi nghiệp
Đọc nhiều nhất
-
Xem xét sửa đổi quy định về thẩm quyền chỉ định thầu
-
Hoàn thiện chính sách, thể chế hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật
-
Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19
-
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng
-
Rà soát kỹ từng khâu trong giải ngân vốn đầu tư công để xác định khó khăn, vướng mắc
-
Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước
-
Thách thức giảm nghèo
-
Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo