Kinh phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2019

(BKTO) - Theo Nghị quyết 70/2018/QH14, từ ngày 1/07/2019 lương cơ sở sẽ được điều chỉnh từ mức 1.390.000 đồng/tháng lên mức 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó, kinh phí tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) của nhóm đối tượng hộ gia đình điều chỉnh tăng tối đa 4.500 đồng/thẻ.



Cụ thể, về kinh phí tham gia BHYT hộ gia đình, tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT quy định mức đóng BHYT của đối tượng hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

                
   

Kinh phí tham gia BHYT sẽ được điều chỉnh tăng theo mức tăng lương cơ sở- Ảnh: ST

   
Theo đó, khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng từ 1.390.000 lên 1.490.000 từ ngày 1/7/2019 thì mức đóng BHYT theo hộ gia đình năm 2019 có thay đổi. Cụ thể:

Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng. Hiện nay người thứ nhất: 62.550 đồng/tháng; 1 năm là: 750.600 đồng.

Người thứ hai: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng. Hiện nay mức đóng người thứ hai: 43.785 đồng/tháng; 1 năm là: 525.420 đồng.

Người thứ ba: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng. Hiện nay mức đóng người thứ ba: 37.530 đồng/tháng; 1 năm là: 450.360 đồng.

Người thứ tư: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng. Hiện nay mức đóng người thứ tư: 31.275 đồng/tháng; 1 năm là: 375.300 đồng.

Từ người thứ năm trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng. Hiện nay mức đóng từ người thứ 5 trở đi: 25.020 đồng/tháng; 1 năm là: 300.240 đồng.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 22 của Luật BHYT sửa đổi năm 2014 và hướng dẫn của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Trong trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được thanh toán 40% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

TUỆ ANH
Cùng chuyên mục
  • Bảo hiểm y tế góp phần chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiếm trên 11% trong tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người cao tuổi là một trong những nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe thông qua việc cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên. Cùng với đó là việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các điều kiện để người cao tuổi dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT …
  • Sắp xếp, tinh gọn bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã xây dựng Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
  • Nghệ An: Phát động Tháng cao điểm tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Lễ phát động tháng cao điểm tuyên truyền chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2019 với chủ đề “Tham gia BHXH, BHYT - Vì An sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà”.
  • “Lương tối thiểu vùng năm 2020 nên tăng 5,5% để hài hòa lợi ích giữa các bên”
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Phiên họp bàn tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2020 diễn ra mới đây tiếp tục chứng kiến cuộc tranh luận gay gắt giữa một bên đại diện cho người lao động (NLĐ) và một bên đại diện cho DN liên quan đến mức tăng LTTV. Từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đã bày tỏ quan điểm của mình với Báo Kiểm toán về phương án tăng LTTV năm 2020.
  • Phân bổ ngân sách cho giáo dục: Đổi mới cơ chế để đảm bảo tính công bằng
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực tế cho thấy, mặc dù tỷ lệ chi cho giáo dục và đào tạo trên GDP cao nhưng quy mô GDP của Việt Nam còn thấp nên nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục vẫn chưa được đảm bảo. Đó là chưa kể đến việc phân bổ ngân sách cho lĩnh vực này vẫn còn dàn trải, thiếu cơ sở khoa học, chỉ tập trung vào một số đơn vị, dự án mà không chú ý đến nhu cầu thực tế của xã hội và nền kinh tế.
Kinh phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2019