Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/06/2019 về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.



                
   

Ảnh minh họa- nguồn: thanhnien.vn

   

Theo chính sách, Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, Nhà nước hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi.

Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 4/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ như sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại hỗ trợ 8.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).

Còn doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 4/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31/12/2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh bảo đảm duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 2/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Theo Quyết định, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức NSNN hỗ trợ thiệt hại.

Đối với các tỉnh còn lại, các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên thì chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% thì ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ NSNN.

Còn các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại thì ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ NSNN.

Quyết định nêu rõ, các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương (gồm 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương mình quản lý.

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Hưng Yên: Mặt trận Tổ quốc giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) tỉnh Hưng Yên vừa làm việc với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh về việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ nghèo, cận nghèo và người lao động (NLĐ) trong tổ thu gom rác thải.
  • Xây dựng gói Bảo hiểm y tế nhiều mệnh giá: Góp phần đảm bảo cân  đối Quỹ Bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Để thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam triển khai xây dựng các gói BHYT nhiều mệnh giá. Các chuyên gia kỳ vọng, việc triển khai chủ trương này sẽ góp phần đảm bảo cân đối Quỹ BHYT; đồng thời, đảm bảo được quyền lợi của người dân tham gia, đáp ứng nhu cầu của người dân có mong muốn được chăm sóc tốt hơn.
  • Mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế phải gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là vấn đề được các chuyên gia đặt ra tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển bền vững đối tượng tham gia bảo hiểm y tế” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây. Theo đó, việc đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đặc biệt là tuyến y tế cơ sở chính là một giải pháp hữu hiệu để người dân tin tưởng và chủ động tham gia BHYT.
  • BHXH TP. Hà Nội: Bổ sung dữ liệu kê khai của người tham gia BHXH, BHYT
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện các Quyết định của BHXH Việt Nam về việc Ban hành Quy chế quản lý và cấp mã số BHXH cho người tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) và Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN, nhằm cập nhật, bổ sung dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động, ngày 24/6/2019, BHXH TP. Hà Nội đã ban hành văn bản số 2493/BHXH-QLT về việc đối chiếu, bổ sung thông tin người lao động trên địa bàn thành phố.
  • Bưu điện và BHXH tỉnh An Giang  phối hợp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bưu điện tỉnh An Giang vừa đánh giá công tác phối hợp trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2019 với mục tiêu toàn tỉnh cần phát triển thêm 2.657 người tham gia BHXH tự nguyện.
Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi