Cần giải pháp hạn chế người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần

(BKTO) - Bày tỏ lo ngại trước tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng gia tăng, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp để hạn chế tình trạng này, góp phần thực hiện mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân.



Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi- Thanh Hóa phát biểu: Từ năm 2014 đến năm 2018, mỗi năm bình quân số người tham gia hệ thống BHXH của chúng ta là 1 triệu người nhưng số người hưởng BHXH một lần trong 5 năm là 2,7 triệu người thì không hiểu rằng Nghị quyết 28-NQ/TW của chúng ta có đạt được mục tiêu là bao phủ BHXH toàn dân hay không?

Từ thực tế này, đại biểu Bùi Sỹ Lợi đề nghị, Chính phủ cần có tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 93/2015/Qh13 của Quốc hội về BHXH một lần, để chúng ta hạn chế hưởng chính sách BHXH một lần.

Đại biểu Lợi chỉ rõ: Trong số 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần thì 93% là mới đóng BHXH được 10 năm; trong 93% đó thì 50% mới đóng được dưới 1 năm đến dưới 3 năm. “Điều này chúng ta không giải thích cho người lao động để người lao động biết giải quyết khó khăn hôm nay, chúng ta không rút tiền BHXH thì đến khi người về hưu mới có chính sách để đảm bảo cuộc sống khi tuổi già. Đây là một vấn đề an sinh xã hội mà Đảng, Nhà nước phải chăm lo cho người dân”- đại biểu Lợi nói.

Bên cạnh giải pháp để hạn chế hưởng BHXH một lần, đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nâng mức hỗ trợ để người dân tham gia BHXH tự nguyện, phấn đấu làm sao đạt nhanh tốc độ tăng bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28 của Trung ương.
                
   

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá lại chính sách để hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần- Ảnh: ST

   
Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước), BHXH được xem là một trong những trụ cột của an sinh xã hội. Qua nghiên cứu, thời gian qua, lĩnh vực BHXH đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ bao phủ đã dần được tăng lên, ước tính hết năm 2019 đạt bao phủ 32,5% trong tổng số lực lượng lao động.

Tuy nhiên, đại biểu Hạnh cũng chỉ ra thực tế, đối tượng tham gia BHXH dần mở rộng, nhưng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện còn rất thấp và khó khăn; chưa có số liệu cụ thể đánh giá tỷ lệ này. Tình trạng hưởng BHXH một lần ngày càng gia tăng, việc giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần rất dễ dàng, trong khi so với các nước, Việt Nam áp dụng khá mở việc giải quyết chế độ này.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ dữ liệu BHXH giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội còn hạn chế. Cơ quan Thuế cung cấp số liệu hiện nay có 610.000 DN nộp thuế nhưng BHXH thu được 327.000 DN, còn lại 283.000 DN đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ.

“Tôi đồng tình với quan điểm đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng BHXH cho đối tượng hộ cận nghèo và hộ nghèo để làm sao mở rộng đối tượng tham gia BHXH, để đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, đề nghị tiến hành tổng kết Nghị quyết 93 của Quốc hội để làm cơ sở cho việc điều chỉnh pháp luật đối với việc hưởng chế độ BHXH một lần nhằm giảm tình trạng này, hướng tới sửa Luật BHXH. Cùng với đó, cần đưa tỷ lệ bao phủ BHXH vào Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2020”- đại biểu Hạnh đề nghị.

KIM AN
Cùng chuyên mục
  • Một địa chỉ tin cậy đối với người học nghề
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Năm học 2019-2020, Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội tuyển hơn 900 chỉ tiêu. Nhà trường trực tiếp đào tạo những nhóm ngành nghề đào tạo “hot” trong khối giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt Trường được đông đảo người học, xã hội biết đến bởi những cam kết mạnh mẽ về việc làm cho học viên sau đào tạo cũng như sự quan tâm chăm lo của nhà trường đối với học viên.
  • Đầu tư, phát triển các trường cao đẳng chất lượng cao
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC) còn thiếu hụt và chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh phát triển trường cao đẳng CLC và coi đây là nguồn cung nhân lực quan trọng cho yêu cầu phát triển của đất nước.
  • Huy động tối đa nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông nông thôn (GTNT) đã cán đích trước hạn 1,5 năm so với mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhu cầu về vốn vẫn được xem là thách thức đối với việc xây dựng hệ thống GTNT. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động nhân dân đóng góp cho việc phát triển GTNT.
  • Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguồn lương hưu khi về già
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Cùng với chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, sự ra đời của chính sách BHXH tự nguyện được kỳ vọng sẽ khỏa lấp lỗ hổng chính sách an sinh, tạo cơ hội cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực phi chính thức có thể tham gia BHXH và nhận lương hưu khi về già.
  • 283.000 doanh nghiệp đang hoạt động chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Vừa qua, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành phiên họp thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và quản lý, sử dụng Quỹ BHXH năm 2018. Theo báo cáo, năm 2018 đã phát triển được 270.779 cá nhân tham gia BHXH tự nguyện, tuy nhiên, hiện có tới 283.000 trên tổng số 610.000 DN đang hoạt động nhưng vẫn chưa tham gia BHXH.
Cần giải pháp hạn chế người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần