Bảo hiểm xã hội vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ

(BKTO) - Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Sáu tháng đầu năm nay, BHXH Việt Nam đã luôn chủ động, bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.



                
   

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020

   

Những kết quả đáng ghi nhận

BHXH đã kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, DN, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về lĩnh vực BHXH, BHYT; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2020.

Bên cạnh việc kịp thời giao chỉ tiêu, kế hoạch năm 2020 cho BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Việt Nam đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai theo kế hoạch được giao; đẩy mạnh đôn đốc BHXH các tỉnh thực hiện rà soát, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ dữ liệu do cơ quan thuế chuyển sang; kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện.

Ước đến ngày 30/6, số người tham gia BHXH đạt khoảng 15,144 triệu người, trong đó, số tham gia BHXH bắt buộc là 14,473 triệu người. Đặc biệt, vượt qua giai đoạn khó khăn do thực hiện cách ly xã hội, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn tăng 96,8 nghìn người so với năm 2019, đạt 670,8 nghìn người; BHTN là 12,716 triệu người; số người tham gia BHYT là 85,521 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 45,3% kế hoạch cả năm (tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019).

Đáng chú ý, trong bối cảnh các đơn vị, DN bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19, BHXH Việt Nam đã tích cực chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan hỗ trợ kịp thời các đơn vị trong việc khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra; kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương và BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, ước đến ngày 30/6/2020, tổng số người tham gia BHXH được cấp sổ là khoảng 15,053 triệu người đạt tỷ lệ 99,4% trên tổng số đối tượng tham gia BHXH; tổng số người tham gia được cấp thẻ BHYT là khoảng 85,5 triệu người. Tại các địa phương, công tác giải quyết các chế độ chính sách đối với người tham gia BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện kịp thời, đúng quy định với thủ tục hành chính (TTHC) được rút gọn.

Tổng số chi BHXH, BHTN ước khoảng 169.509 tỷ đồng đạt 45,3% kế hoạch cả năm, trong đó: Chi BHXH từ nguồn ngân sách là 23.575 tỷ đồng, chi BHXH từ Quỹ BHXH là 93.367 tỷ đồng, chi Quỹ BHTN là 5.757 tỷ đồng và chi KCB BHYT là 46.810 tỷ đồng.

Cơ quan BHXH các cấp đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bưu điện chi trả kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách BHXH cho người tham gia; thực hiện chi trả lương hưu. Tính đến tháng 6/2020, hai Ngành đang phối hợp thực hiện chi trả cho gần 3,2 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; trong đó, chi bằng tiền mặt cho khoảng 2,5 triệu người, chi qua tài khoản cá nhân cho khoảng 687 nghìn người.

Trong 6 tháng đầu năm, BHXH Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và triển khai các văn bản, quy định mới về chính sách BHYT; tích cực chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở KCB trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được kịp thời KCB.

Công tác thông tin, truyền thông được tiếp tục triển khai đồng bộ từ Trung ương tới địa phương với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. BHXH Việt Nam đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN rộng khắp với các nội dung phong phú, đi sâu phản ánh về lợi ích, giá trị nhân văn của các chính sách.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được BHXH Việt Nam xác định là yếu tố then chốt, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, giảm thời gian, chi phí, thủ tục cho người tham gia, đơn vị và DN khi giao dịch với cơ quan BHXH. BHXH Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ; hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH; hệ thống cấp mã số BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình…

Đến nay, ngành BHXH đã thực hiện cung cấp được 5 dịch vụ công trực tuyến cho DN, người dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tích hợp, cung cấp thêm 3 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ năm 2020

Trên cơ sở những kết quả tích cực đạt được trong 6 tháng đầu năm, BHXH Việt Nam đã vạch ra các kế hoạch cụ thể nhằm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 6 tháng cuối năm 2020. Theo đó, toàn Ngành tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản điều hành nhằm tăng tốc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT, trong đó sẽ tăng cường phối hợp với các hệ thống đại lý thu tổ chức các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp; đẩy mạnh, đổi mới công tác truyền thông trong tình hình mới, tập trung truyền thông hướng đến các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình…

Ngành BHXH cũng sẽ đẩy mạnh phối hợp thanh tra liên ngành, tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị, DN có dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với ngành Bưu điện quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, đổi mới phương thức phục vụ, chi trả qua các tổ chức dịch vụ công ích; đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ; tăng cường, chủ động kiểm soát chi phí KCB BHYT, đảm bảo thực hiện đúng dự toán được giao năm 2020…

Toàn ngành cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tích hợp kết nối liên thông để cung cấp các dịnh vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; tiếp tục rà soát, hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT, cấp mã số BHXH cho người tham gia…

Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chủ động, tích cực của các Bộ, ngành liên quan, cấp ủy - chính quyền các tỉnh, thành phố và với quyết tâm của ngành BHXH, BHXH Việt Nam sẽ đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2020.

THANH XUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Chú trọng công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm những tháng cuối năm
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm tiếp tục phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân và phát triển bền vững BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam đã vạch ra kế hoạch nhằm tập trung thực hiện các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm 6 tháng cuối năm 2020.
  • Để áo dài Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việt Nam đang trong quá trình tích cực chuẩn bị xem xét, công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại theo tiêu chí của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để trang phục này được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại vẫn còn nhiều thách thức.
  • Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng lợi thế từ EVFTA?
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việc cắt giảm thuế ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ mang lại lợi ích cho hai bên bởi gần 100% kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang EU được xóa bỏ thuế nhập khẩu (NK). Vậy DN cần làm gì để có thể tận dụng được những lợi ích này?
  • Kinh nghiệm kiểm toán chi tiết  dự án đầu tư tại các địa phương
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Những năm qua, kiểm toán đầu tư dự án luôn được KTNN khu vực I coi là một trong những trọng tâm trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP). Việc kiểm toán chi tiết các dự án đầu tư tại các địa phương không chỉ góp phần vào kết quả kiểm toán chung của KTNN khu vực I và toàn Ngành mà còn giúp đơn vị đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý.
  • Anh đối diện với tình trạng gia tăng người nhập cư trái phép
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cơ quan Kiểm toán quốc gia Anh (NAO) giữa tháng 6 vừa qua đã phát hành bản Báo cáo kiểm toán về tình trạng người nhập cư và các hoạt động kiểm soát tại Vương quốc Anh. Theo đó, Báo cáo chỉ trích mạnh mẽ Bộ Nội vụ Anh đã không lập ước tính về số người nhập cư trái phép vào Anh trong 15 năm qua.
Bảo hiểm xã hội vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ