1,8 triệu lao động không có việc làm do ảnh hưởng của Covid-19

(BKTO) – Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm tại nhiều địa phương. Đặc biệt, sự bùng phát lần thứ tư của đại dịch đã đẩy 1,8 triệu người lao động trên cả nước vào tình trạng không có việc làm.



                
   

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, làn sóng dịch bệnh thứ tư khiến nhiều lao động tại các địa phươngrơi vào tình trạng thất nghiệp -Nguồn: molisa.gov.vn

   

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 14/7.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư đã ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động.

Theo Bộ trưởng, cùng với đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, Covid-19 còn khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động trở nên hiện hữu. Sự bùng phát lần thứ tư của dịch Covid-19 đã đẩy 1,8 triệu người lao động trên phạm vi cả nước vào tình trạng không có việc làm. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đợt dịch này đã xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động. Một số ngành như: giao thông vận tải, hàng không, du lịch, khách sạn... bị ảnh hưởng và chịu tác động mạnh mẽ hơn.

Thống kê cho thấy, đợt dịch lần thứ tư đã khiến 130 nghìn lao động của tỉnh Bắc Giang bị dừng hoạt động trong đợt 4. Sau hơn 1 tháng, tới nay, mới có 80 nghìn đã đi làm trở lại.

Tại khu vực phía Nam, trong 2 tuần qua, nhiều tỉnh, thành như: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương... bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, TP. HCM có tới 1,6 triệu lao động, Bình Dương có 1,2 triệu, Đồng Nai có 1 triệu lao động bị tác động lớn. Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, nhận bảo hiểm thất nghiệp gia tăng và nguy cơ không dừng ở đây.

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cho biết thêm, trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm: người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Như vậy, so với quý I/2021, dịch Covid-19 đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng trên 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ khoảng 26%.

Ước 6 tháng đầu năm, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt trên 34%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 28%.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, 412.733 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 79,8% so với cùng kỳ năm 2020; 380.636 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, 912.886 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm trước và 10.651 người được hỗ trợ học nghề, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH đã kịp thời có Công điện về tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Công điện đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát toàn bộ các cơ sở, DN đang sử dụng lao động là người nước ngoài tại địa phương; không để lọt lao động nhập cảnh trái phép trong cơ sở, DN; kiểm tra, chấn chỉnh việc cấp giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại địa phương.

Cùng với đó, Bộ LĐ-TBXH đã đề xuất tiếp tục thực hiện việc giảm mức thu, nộp phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2021.

Với những chỉ đạo trên, 6 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 40.602 lao động, đạt 45,11% kế hoạch./.
THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Đốc thúc sử dụng vốn, giải ngân tại các dự án đầu tư giáo dục nghề nghiệp đúng cam kết, đúng tiến độ
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Đây là nội dung được lãnh đạo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trao đổi tại buổi làm việc với Phái đoàn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá về Dự án “Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện” - dự án sử dụng vốn hỗ trợ của ADB.
  • Hiểu đúng tinh thần của "Quy chế tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ" mới ban hành
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm tăng cường công tác quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ, hướng tới đánh giá thực chất, nâng cao chất lượng đào tạo, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư số 08/2017 (Thông tư 18). Theo dư luận, bên cạnh những quy định mới, phù hợp hơn thì một số quy định được cho là hạ thấp chuẩn. Báo Kiểm toán xin đề cập ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ quản lý nhằm giúp bạn đọc có thêm góc nhìn khách quan và hiểu đúng tinh thần đổi mới của Quy chế này.
  • Dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đợt 2 từ ngày 5-7/8
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết tại cuộc họp trực tuyến ngày 14/7 với các địa phương có thí sinh chưa dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia, đợt 1.
  • Đào tạo cho lao động xuất khẩu trong mùa dịch: Tạm dừng đến trường, không dừng học
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động tuyển dụng, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ) của DN gặp nhiều khó khăn do không có nguồn thu. Song, trên tinh thần chia sẻ cùng người lao động (NLĐ), DN XKLĐ đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc tập trung đào tạo giúp NLĐ nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ ngoại ngữ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc, sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
  • Bài 2: Vì sao trẻ hóa tội phạm ngày càng gia tăng?
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo đánh giá của ngành chức năng và các chuyên gia, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội chủ yếu do lối sống buông thả, lười lao động, thích ăn chơi đua đòi; một số khác do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật. Bên cạnh đó, không ít trường hợp phạm tội vì thiếu sự quan tâm từ gia đình.
1,8 triệu lao động không có việc làm do ảnh hưởng của Covid-19